Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Dịch bệnh tôm chết sớm - Vấn đề quản lý hệ vi sinh trong nuôi tôm

Dịch bệnh tôm chết sớm - Vấn đề quản lý hệ vi sinh trong nuôi tôm
Author: TS. Nguyễn Duy Hòa
Publish date: Thursday. March 31st, 2016

Chúng tôi cũng tranh cãi về các chiến lược đã đề nghị về việc triệt trùng hoàn toàn đáy ao và nước ao trước khi thả giống để loại bỏ các đường truyền khả thi (possible vectors) đối với bệnh gan tụy có thể làm cho dịch bệnh nghiêm trọng hơn thay vì tìm cách kiểm soát nó và theo chúng tôi chiến lược quản lý vi sinh có thể là chìa khóa giảm thiểu dịch bệnh EMS/AHPNS.

Chúng tôi đề nghị thả giống trong hệ thống giàu sinh học (ví dụ hệ thống nước xanh và giàu vi sinh) bởi vì môi trường này chủ yếu bao gồm các vi khuẩn ít gây hại tăng trưởng chậm đảm bảo an toàn cho việc giảm thiểu dịch bệnh EMS/AHPNS.

Sự hủy hoại hệ sinh thái do việc khử trùng ao nuôi để loại bỏ mầm bệnh hoặc tác nhân trung gian có thể sẽ gây hại môi trường hơn.

Sự gia tăng dinh dưỡng sẵn có sau khi khử trùng ao và cộng đồng sinh thái mất ổn định và kém đa dạng hơn (kéo theo sự kém cạnh tranh) sẽ kích thích cho các loài vi khuẩn tăng trưởng nhanh (các vi khuẩn gây bệnh) tái thiết lập trong môi trường.

Cần biết rằng dịch bệnh EMS/AHPNS là do vi khuẩn Vibrio cho nên cách thực hành này (khử trùng đáy ao và nước) càng tạo ra mầm bệnh trong ao nuôi thay vì giảm thiểu nó.

Bài học về bệnh Vibrio phát sáng trong thập niên 1990’s gây bởi vi khuẩn Vibrio harveyi cũng là loài vi khuẩn gần gủi với Vibrio paraheamolyticus – Bệnh phát sáng cũng gây chết tôm trong khoảng ngày 10 đến 45 sau khi thả giống trong ao nuôi.

Sự bùng nổ dịch bệnh cũng gia tăng theo sự gia tăng của vi khuẩn Vibrio cơ hội trong nước ao và gia tăng theo sau sự khử trùng ao cùng với sự mất cân đối cộng đồng vi sinh và sự sẵn có dinh dưỡng trong ao.

Trong năm qua, nhiều giải pháp đối với bệnh EMS/AHPNS hầu hết dựa trên quan sát thực tiển.

Có 1 ví dụ rằng ao nuôi với sự có mặt của copepods thì EMS/AHPNS ít xảy ra hơn bởi vì sự có mặt của copepods là chỉ số cho thấy môi trường giàu sinh học và hệ sinh thái ổn định bởi vì copepods đòi hỏi có tảo và vi khuẩn làm thức ăn cho nó.

Một ví dụ khác là công nghệ nước xanh cũng cho thấy ít EMS/AHPNS hơn – đây là hệ sinh thái của vi tảo và cộng đồng vi khuẩn đầy đủ và đưa đến giảm mật độ Vibrio và giảm tỉ lệ chết của vật nuôi.

Nhiều cơ chế liên quan đến hiệu quả của nước xanh bao gồm việc tảo xanh sinh ra các chất kháng sinh và các chất ức chế gen gây độc của vi khuẩn theo cơ chế Quorum sensing của vi khuẩn (Hệ thống giao tiếp vi khuẩn qua phân tử tín hiệu).

Tuy nhiên chúng tôi cho rằng cũng không nên bỏ qua hệ vi khuẩn kết hợp với tảo xanh bởi vì chúng có thể cạnh tranh dinh dưỡng với các vi khuẩn gây bệnh và chúng sản xuất ra các chất ảnh hưởng đến sự hiện diện và hoạt lực của vi khuẩn gây bệnh.

Tương tự công nghệ nước xanh, hệ thống nước giàu vi sinh được phát triển để giảm thiểu sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh là những vi khuẩn tăng trưởng nhanh – Hệ thống nước giàu vi sinh là tiếp cận dựa trên lý thuyết sinh thái theo chiến lược chọn lọc K/r.

Nước giàu vi sinh được đặc trưng bởi sự phong phú nhóm vi sinh tăng trưởng chậm và dinh dưỡng giới hạn cung cấp cho mỗi vi khuẩn – được gọi là Nhóm chiến lược K.

Chúng sẽ loại bỏ môi trường của vi khuẩn tăng trưởng nhanh – Nhóm chiến lược r, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh Vibrio spp.

Áp lực chọn lọc chiến lược K trong trại giống có thể là cơ chế đã hạn chế vi khuẩn gây bệnh gan tụy EMS/AHPNS trong trại giống.

Chiến lược K trong ao nuôi có thể đạt được bằng cách giảm thiểu sự biến động thất thường nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi để đảm bảo lượng dinh dưỡng cung cấp cho mỗi vi khuẩn ổn định và ở mức thấp nhất và làm phong phú hệ vi sinh không gây bệnh hoặc tảo trong ao nuôi đạt năng suất sinh học của nước ao.

Trong trường hợp khử trùng ao nuôi thì hệ vi sinh phải được tạo ra trước khi thả giống nhằm đảm bảo ngăn ngừa nhóm chiến lược r phát triển trong ao nuôi.

Cần chú ý rằng chiến lược hệ thống nước giàu vi sinh cũng chỉ đề phòng ngừa bệnh gan tụy ở tôm chứ không hiệu quả với nguồn tôm nhiễm bệnh gan tụy.

Chúng ta cũng cần nguồn tôm giống sạch bệnh gan tụy.

Tóm lại, dịch bệnh gan tụy hiện nay đòi hỏi phải đánh giá lại các thực hành và giải pháp của nghề nuôi tôm thâm canh hiện nay.

Chúng tôi cho rằng thực hành quản lý hệ vi sinh – những điều đang bị bỏ quên (bao gồm việc nuôi tôm trong nguồn nước giàu vi sinh và chiến lược kiểm soát sinh học) là các yếu tố chìa khóa để giải quyết các vấn đề.


Related news

Cần khắc phục những hạn chế của mô hình nuôi tôm nước tĩnh Cần khắc phục những hạn chế của mô hình nuôi tôm nước tĩnh

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “nước tĩnh” được cho là hướng đi mới, phù hợp điều kiện Cà Mau

Thursday. March 31st, 2016
Tôm - lúa Mô hình canh tác của tương lai Tôm - lúa Mô hình canh tác của tương lai

Mô hình tôm – lúa cho hiệu quả kinh tế cao do đầu tư thấp, ít dịch bệnh và ít dùng thuốc kháng sinh, tôm chất lượng cao

Thursday. March 31st, 2016
Bền vững nuôi tôm tuần hoàn nước xanh Bền vững nuôi tôm tuần hoàn nước xanh

Nông dân cũng như chính quyền địa phương nhận định, đây là mô hình bền vững trước biến đổi của thời tiết hiện nay.

Thursday. March 31st, 2016