Dệt bẹ chuối hột thành tiền
Sáng kiến độc đáo
Nhiều năm làm lúa không hiệu quả, ông Quang chuyển sang làm nghề dệt chiếu.
Nhưng rồi nguyên liệu làm chiếu (cây lát) cứ mỗi ngày một khan hiếm nên nghề làm chiếu lát của gia đình ông gặp khó...
Tuy nhiên cái khó không “bó tay” người nông dân luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo này.
Năm 2010, ông Quang dồn tâm lực nghiên cứu việc dùng bẹ (thân) chuối hột phơi khô để tạo thành sợi dệt.
“Cây chuối hột vốn rất dẻo dai, bền chắc, được ông bà mình dùng làm dây niền, gói bánh tét, đun nấu ở nhiệu độ cao, để lâu ngày vẫn rất dẻo chắc.
Từ đó tôi tự hỏi tại sao không dùng nó làm nguyên liệu dệt chiếu” – ông Quang nói về ngọn nguồn ý tưởng của mình.
Quá trình thử nghiệm, ông Quang gặp không ít khó khăn như sợi chuối không bóng, rất giòn khi phơi khô quá độ… Nhưng ông đã xử lý được hết vì từng làm nhiều sản phẩm mỹ nghệ bằng các nguyên liệu khó tính như lục bình (bèo tây)…”.
Theo ông Quang thì chuối hột có mặt khắp nơi, đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu sẽ rất dồi dào và rẻ.
“Xưa nay, chuối hột chỉ trồng để ăn bắp (hoa), lá thì gói bánh.
Sau này người ta có dùng trái để ngâm rượu, còn toàn bộ thân chuối thì bỏ hết.
Tận dụng được thứ bỏ đi làm sợi dệt thì giá thành chiếu sẽ hạ ngay” – ông Quang phân tích.
Ða dạng hóa sản phẩm
Với sáng kiến độc đáo của mình, ông Quang nhanh chóng được hỗ trợ vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để mua khuôn dệt và tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm với nhiều mẫu mã đa dạng.
Ngoài dệt chiếu, ông Quang còn làm ra nhiều sản phẩm từ thân cây chuối hột như: Thảm lót sàn nhà, thảm chùi chân, sọt đựng rác, bình hoa các loại...
Chiếu của ông dệt nên có nhiều kích cỡ, giá bán trong nước từ 120.000 – 130.000 đồng/chiếc; xuất sang Campuchia từ 180.000 – 190.000 đồng/chiếc.
“Chiếu xuất sang các nước châu Âu giá còn cao hơn nhiều nhưng tôi không đủ hàng giao, do nguồn vốn còn eo hẹp” – ông Quang cho hay.
Dân địa phương cũng rất vui vì sáng kiến của ông Quang.
Họ được hưởng lợi từ việc nhận dệt chiếu, làm đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc trồng chuối hột để bán cho cơ sở dệt chiếu.
Mỗi ngày, 1 lao động dệt được từ 8 –10 chiếc chiếu, thu nhập từ 100.000 – 120.000 đồng; còn trồng chuối hột thì ngoài bán bắp và trái chuối, người dân còn bán được bẹ chuối, bình quân mỗi công đất (1.000m2) trồng chuối cho thu nhập cả chục triệu đồng.
Hiện nay, ngoài dệt chiếu, ông Quang còn làm ra nhiều sản phẩm từ thân cây chuối hột như: Thảm lót sàn nhà, thảm chùi chân, sọt đựng rác, bình hoa các loại...
Sản phẩm của ông đã được Hiệp hội Doanh nghiệp An Giang đưa đi giới thiệu trong nhiều hội chợ, được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.
“Với sáng kiến độc đáo làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây chuối hột đã mở ra một triển vọng rất lớn cho quá trình đa dạng hóa cây trồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch từ trồng lúa sang trồng các loại cây khác có giá trị” - ông Ðoàn Văn Hiển- Chủ tịch Hội ND huyện Châu Phú đánh giá.
Related news
Gio An là xã thuộc huyện Gio Linh (Quảng Trị). Nơi đây có đất đỏ bazan màu mỡ nhưng khó sản xuất bởi mặt đất dày đặc các lớp đá, khối đá khổng lồ. Tuy nhiên, nhờ có nhiều đá cộng thêm nguồn nước sạch từ giếng cổ trên 5.000 năm đã giúp người dân nơi đây trồng được loại rau siêu sạch, siêu hút khách vào dịp Tết Nguyên đán.
Trong toàn bộ hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn không có điều khoản nào nói về trái xoài quê tôi.
Trên cánh đồng muối rộng lớn, nhiều diêm dân của 2 xã Tri Hải và Nhơn Hải đang gom muối lại chuẩn bị bán cho các thương lái, không khí thu hoạch muối diễn ra rất nhộn nhịp, đây được xem là lộc lớn đầu năm Bính Thân của các diêm dân.