Đề xuất thí điểm lập sàn giao dịch lúa gạo

Tại phiên thảo luận nêu trên diễn ra trong khuôn khổ diễn đàn “Mekong Connect Ceo Forum 2015” được tổ chức vào hôm nay 4-9 tại Cần Thơ, ông Toại cho biết cách làm là sẽ tập hợp một nhóm nông dân sản xuất lúa của một tổ hợp tác hay hợp tác xã với quy mô vài trăm héc ta sản xuất theo cùng một quy trình chất lượng.
Theo ông Toại, sản phẩm do nông dân sản xuất ra sẽ được nhà nước sấy và lưu vào kho miễn phí. “Ví dụ, hộ ông A gửi vô 200 tấn và quy định giá bán là 7.500 đồng/kg, tương tự hộ ông B, ông C cũng gửi vào như vậy…, cho đến khi đạt được một số lượng lớn nhất định sẽ đưa lên sàn giao dịch”, ông cho biết.
Ông Toại cho rằng với cách làm này, nông dân sẽ tập hợp lại, sản xuất theo cùng một quy trình chất lượng, truy xuất được nguồn gốc và sản phẩm sẽ được bán khi giá bán “khớp lệnh” với giá chào mua. “Về doanh nghiệp, họ sẽ biết được sản phẩm có nguồn gốc của ai, giá bao nhiêu và khi đó doanh nghiệp ký được hợp đồng sẽ quay về mua sản phẩm ở sàn này, thành ra cả nông dân và doanh nghiệp đều có lợi”, ông cho biết.
Theo ông Toại, khi phát triển được với quy mô lớn, nhà nước có thể bỏ luôn chuyện tạm trữ lúa gạo và lấy tiền hỗ trợ tạm trữ này hỗ trợ cho bà con nông dân để sản xuất vụ mới bằng cách cho nông dân vay vốn tương ứng 50% giá trị lúa họ đã gửi vào sàn giao dịch với lãi suất bằng 0%.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng ý tưởng lập sàn giao dịch nông sản đã được “nuôi dưỡng” từ khá lâu.
Tuy nhiên, theo ông Doanh, để có được sàn giao dịch nông sản như kỳ vọng, thứ nhất sản phẩm phải đạt được tiêu chuẩn về an toàn chất lượng; thứ hai, phải có được một lượng hàng hóa đủ sức cạnh tranh; thứ ba, có thể thời gian đầu sàn giao dịch này chỉ dành cho trong nước thôi, nhưng về lâu dài nhất thiết phải có sự tham gia của nước ngoài vì Việt Nam đang hội nhập và cuối cùng phải có những quy định, luật chơi rõ ràng cho sàn giao dịch này.
Related news

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.

Song năm nay tình hình hoàn toàn trái ngược. Tại thôn Lạc Hòa của xã Ninh An, nhiều ruộng ớt cây lên rất tốt nhưng đến kỳ thu hoạch thì tự nhiên lá bị cháy và trái bị thối đồng loạt. Ngoài ra, không ít ruộng ớt lại mắc phải bệnh xoắn lá, khiến cây ớt không ra hoa được.

Thôn Quật Xá (xã Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị) là vùng đất thuần nông, người dân quanh năm chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, lạc và sắn. Trong câu chuyện làm ăn của những người dân địa phương, mọi người thường nhắc đến một cô gái trẻ tên là Hải Đường đang ngày đêm miệt mài phát triển mô hình trồng nấm sò.

Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Nguyễn Hữu An thông tin: “Thời gian nghỉ Tết hàng năm, cán bộ, kỹ thuật viên của đơn vị vẫn đảm bảo công tác trực nhật và ra đồng cùng nông dân. Các trạm BVTV huyện đã phân công cán bộ xuyên suốt tại cơ quan, đồng thời nhắc nhở anh em kỹ thuật viên phải phối hợp cùng nông dân thăm đồng dịp Tết vì khả năng xảy ra sâu bệnh cao trong thời gian này”.

Gia đình anh Trần Đình Vân ở thôn 2, xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak) hiện có 3 ha cà phê kinh doanh. Mỗi đợt tưới, với 2 máy bơm tiêu hao khoảng 160 lít dầu, chi phí khoảng 3 triệu đồng. Anh Vân cho biết, thời điểm năm ngoái, gia đình anh phải tốn khoảng 5 triệu đồng để mua dầu chạy máy bơm/đợt tưới. Nhưng đến nay, giá dầu giảm sâu, giúp người dân tiết kiệm khá nhiều.