Home / Cây công nghiệp / Cà phê

Để thu được 1 tấn cà phê, hồ tiêu, cây lấy đi từ đất những gì?

Để thu được 1 tấn cà phê, hồ tiêu, cây lấy đi từ đất những gì?
Author: Xuân Thự - Việt Hà
Publish date: Saturday. November 20th, 2021

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng nông sản, góp phần đưa thương hiệu tiêu và cà phê Việt vươn xa.

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây cà phê, giúp nâng cao chất lượng thương hiệu cà phê nhân Việt Nam. Ảnh: TL.

Đặc điểm đất trồng cà phê, hồ tiêu

Cà phê, hồ tiêu là cây trồng có giá trị kinh tế cao, trồng chủ yếu trên đất đỏ ba zan và một phần đất xám. Diện tích nhiều nhất là Tây Nguyên với gần một triệu ha đất trồng cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh đặc tính quý như tầng canh tác dày, xốp, thoát nước, các cao nguyên thường có khí hậu ôn hòa có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, đất đỏ ba zan, đất xám cũng bộc lộ nhiều yếu điểm như nghèo lân, dễ tiêu, nghèo can xi, magie, silic và các nguyên tố vi lượng mà điển hình là kẽm, bo.

Theo các công trình nghiên cứu: Để có 1 tấn cà phê nhân, cây lấy đi từ đất khoảng 40kg N; 26,5kg P2O5; 30,7kg K2O; 2,5 - 3,5kg CaO; 2,0kg MgO; 8 - 12gB; 12 - 18g Zn… Như vậy, cà phê cần rất nhiều loại chất dinh dưỡng.

Còn cây hồ tiêu để có 5 tấn hạt/ha, cây lấy đi lượng dinh dưỡng: 190kg N; 105kg K2O; 60kg P2O5; 25kg CaO; 41kg MgO; 15kg S; 16kg SiO2; 1,5 kg B; 2kg Zn.

Cũng như cà phê, hồ tiêu cũng thấp thụ lấy đi từ đất hàng chục loại dinh dưỡng. Để đáp ứng đủ nhu cùa các loại dinh dưỡng, người ta phải bổ xung cho cây bằng phân bón cân bằng với lượng chất mà hàng niên vụ cây trồng lấy đi.

Hiện trên thị trường có nhiều loại phân bón, thông thường các loại phân đơn như phân đạm, phân lân supe, phân kali, chỉ cung cấp cho cây được 3 thành phần N - P - K, còn các loại phân NPK thông thường cũng chỉ có ba thành phần được tổng hợp từ 3 loại phân đơn là đạm, lân supe, kali. Khi sử dụng phân đơn, NPK thường gây thiếu hụt các chất trung vi lượng dẫn đến cây trồng "đói" cục bộ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sức chống chịu sâu bệnh và độ bền vững năng suất, chất lượng nông sản.

Sau hơn mười năm nghiên cứu Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã công bố kết luận: Phân bón Văn Điển có số lượng các chất dinh dưỡng trong phân nhiều nhất và đặc biệt hiệu quả đối với cây cà phê, hồ tiêu trên đất đỏ Ba zan và đất xám.

Công trình khoa học cũng nghiên cứu các thời kỳ bón phân hiệu quả nhất trong một niên vụ gồm: Bón sau thu trái, bón đón hoa, bón sau đậu trái, bón nuôi trái lớn, tuy nhiên có một điều đặc biệt là rất quan trọng không thể thiếu được đó là đợt bón sau thu hoạch cho cà phê, hồ tiêu, với lượng chất dinh dưỡng cây trồng lấy đi cả niên vụ thì nhu cầu cung cấp đợt bón phân sau thu trái chiếm gần 1/3 lượng dinh dưỡng và số lượng loại chất dinh dưỡng cũng nhiều nhất.

Sau nhiều năm, Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với các nhà khoa học các chủ vườn nghiên cứu, thực nghiệm đã thành công trong việc xác định liều lượng, cách bón phân cho cà phê, hồ tiêu giai đoạn sau thu trái đạt hiệu quả cao.

Chúng tôi xin giới thiệu cùng bà con nông dân kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển để bón cho cà phê, hồ tiêu sau thu trái, phân bón Văn Điển duy nhất được đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu phân bón đa yến tố (ĐYT) gồm 2 loại sản phẩm là phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển.

Phân lân nung chảy Văn Điển

Được sản xuất từ nguyên liệu chính là quặng apatit, chứa 28 - 32% P2O5 tổng số; Quặng sepentin có chứa CaO, MgO, Fe, B, Zn, Cu, Co… và sa thạch có chứa 67% silic hỗn hợp 3 loại quặng được nấu chảy ở nhiệt độ 1.450 độ C đã chuyển hóa dinh dưỡng trong 3 loại quặng thành sản phẩm phân lân dễ tiêu hoàn toàn, cây trồng sử dụng dễ dàng. Do dùng phương pháp vật lý nấu chảy, không sử dụng hóa chất nên phân lân nung không độc hại, là loại phân khoáng thân thiện môi trường.

Lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: Lân (P2O5) = 16%; Vôi (CaO) = 30%; magie (MgO) = 15%; Silic (SiO2) = 24%; Bo (B) = 0,04%; kẽm (Zn) = 0,02%;  Sắt (Fe) = 0,04%; Đồng (Cu) = 0,01%; Magan (Mn) = 0,02%... Tổng dinh dưỡng cây trồng hấp thu được đến 98% trong lân nung chảy Văn Điển.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Từ nguyên liệu lân Văn Điển được phối hợp cùng đạm, kali, lưu huỳnh trên dây chuyền hiện đại, vê viên tạo màu sấy khô cho ra đời các dòng sản phẩm ĐYT chuyên dùng cho cà phê, hồ tiêu như:

+ ĐYT NPK 10.10.5: Có thành phần dinh dưỡng : N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%. CaO = 16%; MgO = 9%; SiO2 = 15%; S = 1%; B = 0,1%; Zn = 0,2%; Cu = 0,01%; Fe = 0,02%.

+ ĐYT NPK 12.8.12: Có thành phần dinh dưỡng : N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%. CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 1%; B = 0,2%; Zn = 0,1%; Cu = 0,02%; Fe = 0,02%.

+ ĐYT NPK 12.7.20: Có thành phần dinh dưỡng : N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%. CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 1%; B = 0,2%; Zn = 0,1%; Cu = 0,02%; Fe = 0,02%.

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho cà phê sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, sức khỏe sụt giảm biểu hiện rễ tơ cỗi già và bộ lá xuống cấp, nhiệm vụ của người chủ vườn là phục hồi cho cây bằng biện pháp chăm sóc bón phân để trẻ hóa lại dễ tơ đồng thời tăng cường quang hợp cho lá.

Những công việc được tiến hành sau thu hoạch 15 - 20 ngày vệ sinh vườn, nhặt cỏ dại ở bồn, thu gom cành khô, sâu, đốn tỉa cành vượt cho tán thông thoáng, sau đó đào rạch rộng 15 - 20cm, sâu 5 - 10cm, xung quanh hình chiếu tán lá cào đất rạch lên mặt bồn và bón cho mỗi gốc lượng phân như sau:

Phân bò hoặc phân hữu cơ hoai mục 15 - 20 kg + 0,4 - 0,6kg ĐYT NPK 10.10.5 + 2,0kg lân nung chảy Văn Điển, rải đều các loại phân vào rạch, lấy đất phủ kín phân sau đó tưới ẩm nếu đất còn đủ độ ẩm 80% thì chưa cần tưới.

Với hỗn hợp phân đã bón sau 20 - 30 ngày, rễ tơ nơi phát triển nhanh, sự hấp thụ dinh dưỡng tăng, bộ lá cây trở lại màu xanh bóng quang hợp tốt hơn của bộ lá cành bánh tẻ, đây là cành sẽ cho trái sau này.

Lưu ý: Tùy theo độ tuổi cây, độ màu mỡ của đất để điều chỉnh tăng giảm lượng phân cho phù hợp. Bón đủ lượng đúng cách giúp cho cây chuẩn bị bước vào phân hóa mầm hoa, trổ hoa, thụ phấn, đậu trái, thuận lợi, sau đó tiếp tục bón các đợt: đón hoa, sau đậu trái nuôi trái lớn bằng ĐYT NPK 12.8.12 và ĐYT NPK 12.7.20 theo quy trình kỹ thuật của khuyến nông địa phương,

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho hồ tiêu sau thu hoạch

Cây hồ tiêu có đặc điểm khác cây cà phê, rễ tơ già cỗi nhiều và tái sinh chậm, đầu lông mút mỏng, giòn dễ nứt và dễ mắc bệnh chết nhanh do virus xâm nhập qua vết nứt của đầu lông mút. Bởi vậy không nên làm tổn thương bộ rễ hạn chế xới xáo, vùng rễ từ hình chiếu tán lá trở vào gốc. Sau thu trái tiến hành dọn sạch sẽ vườn, tỉa tạo tán thông thoáng, xử lý cành già, khô, sâu bệnh.

Chuẩn bị phân hữu cơ hoặc phân trâu bò phơi khô, đập nhỏ tuyệt đối không dùng phân tươi, chưa hoai mục. Sử dụng 20 - 25 kg phân hữu cơ hoai mục + 2,0 kg lân Văn Điển + 0,2 - 0,4 kg/ trụ ĐYT NPK 12.8.12 hoặc 0,3 - 0,4 kg/ trụ hoặc 0,3 - 0,5 kg ĐYK NPK 10.10.5.

Cả hai loại phân được rải đều từ hình chiếu tán lá trở vào cách gốc 30 - 40 cm. Sau đó dùng đất lấy ở ngoài bồn phủ kín phân hoặc dùng cỏ lá, khô phủ  phân rồi tưới ẩm, tuyệt đối không đào rạch, xới xáo vùng rễ cây.

Cách bón phân nổi trên mặt bồn cho hồ tiêu giúp bảo vệ an toàn bộ rễ tơ cũ, cây phát triển bộ rễ tơ mới, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vườn như độ màu mỡ của đất, tuổi cây, năng suất năm trước để điều chỉnh cho lượng phân phù hợp, nguyên tắc chăm sóc cho cây tiêu được ví như chăm sóc cho "con nít", ăn ít một, ăn nhiều bữa.

Phân bón đa yếu tố Văn Điển cung cấp đến 13 yếu tố dinh dưỡng cho cà phê, hồ tiêu bao gồm ba yếu tố đa lượng N - P - K cân đối theo nhu cầu sinh trưởng của cây sau thu hoạch đồng thời còn cung cấp đủ 4 yếu tố trung lượng can xi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) và lưu huỳnh (S), riêng vi lượng thì đầy đủ 6 yếu yếu là bo, kẽm, mangan, đồng, sắt và co ban.

Cà phê, hồ tiêu hồi phục sức khỏe ngay sau thu hoạch trong một thời gian ngắn để bước vào giai đoạn phân hóa hoa, phát triển bộ dễ tơ (rễ cám) và bộ lá quang hợp ánh sáng tốt tạo điều kiện cho sức khỏe tốt của cây để cho năng suất chất lượng nông sản của niên vụ đồng thời giảm thiếu sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường bảo vệ  nâng cao độ màu mỡ của đất trồng.


Related news

Bón phân hợp lý để canh tác cà phê bền vững Bón phân hợp lý để canh tác cà phê bền vững

Cây cà phê không có nhiều lợi thế so với một vài loại cây ăn quả đang được mở rộng ồ ạt ở Tây Nguyên, nhưng vẫn là cây dễ trồng và hiệu quả.

Tuesday. September 15th, 2020
Chăm sóc cây hồ tiêu vào mùa mưa Chăm sóc cây hồ tiêu vào mùa mưa

Nguyên nhân chính gây hủy diệt cả vườn tiêu là do các loại dịch hại nguy hiểm như bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, trong đó có việc đầu tư chăm sóc không đúng

Tuesday. August 3rd, 2021
Hạn chế bệnh trên cây hồ tiêu Hạn chế bệnh trên cây hồ tiêu

Trong canh tác hồ tiêu, nỗi lo lớn nhất của nhà vườn chính là bệnh hại gây suy yếu, thậm chí làm chết cây.

Wednesday. August 25th, 2021