Home / Cá nước ngọt / Cá trắm cỏ

Dễ nuôi như cá trắm cỏ

Dễ nuôi như cá trắm cỏ
Author: Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
Publish date: Tuesday. January 26th, 2021

Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lượng cao nhưng lại được bà con ta nuôi nhiều vì nó dễ nuôi và mau lớn. Nó là loài cá nước ngọt, thường được thả nuôi ở ao, hồ hoặc nuôi trong lồng, bè trên sông.

Có 2 loại cá trắm là trắm đentrắm trắng. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật như rong, bèo, lá ngô, cỏ... Cá trắm cỏ có khả năng sinh sản ở thời kỳ 2-3 tuổi khi cá đực khoảng 1kg và cá cái khoảng 2kg.

Hiện nay, cá trắm cỏ được nuôi khá phổ biến. Nuôi chúng sau 1 năm có thể đạt từ 0,8-1,2kg/con. Nuôi 2 năm đạt từ 1,5-2,5kg/con hoặc cao hơn nữa (có con nặng tới 4kg). Có tài liệu cho biết nếu cá sống ở môi trường thuận lợi thì sau 3 năm có có thể đạt tới 9-12kg/con.

Nếu nuôi trong ao, ta phải lo khâu tẩy dọn ao thật tốt. Nếu có điều kiện, nên tát cạn, vét bớt bùn, rắc vôi, phơi ao, bón lót cho ao phân chuồng hoai mục và cả phân xanh. Sau đó cho nước vào. Nước cần được lọc qua đăng hoặc qua lưới để loại trừ các loài cá dữ hay cá tạp lọt vào ao. Cá ưa nước sạch. Vì vậy, phải giữ cho nguồn nước của ao không bị ô nhiễm.

Ta có thể thả cá vào vụ xuân (tháng 2-3) hoặc vụ thu (tháng 8-9). Nên thả cá kịp thời, nhanh, gọn để thời gian nuôi cá được dài. Cá giống phải khỏe mạnh, lưng dày, vây vẩy hoàn chỉnh, màu sắc sáng bóng, nhiều nhớt, không có biểu hiện của bệnh tật. Ta nên thả với mật độ 1-2 con/m2 (cá cỡ 8-10cm).

Thức ăn cho cá gồm các loại cỏ, rong, bèo, lá chuối, lá ngô, lá sắn... Cũng có thể cho cá ăn thêm cám ngô, cám gạo.

Nuôi sau 6 tháng là đã có thể đánh tỉa số cá lớn. Tới cuối năm thì thu toàn bộ. Nên nuôi trong lồng, bè trên sông, hồ thì cần lưu ý: Ở sông, tốc độ dòng chảy phải đạt từ 0,2-0,3m/giây; ở hồ chứa thì phải đạt từ 0,1-0,2m/giây.

Lồng có thể làm bằng tre, bằng gỗ hoặc bằng composit. Khe hở phải rộng từ 0,5-1cm để nước dễ dàng chảy qua. Đáy lồng và 2 mặt bên có thể ghép bằng gỗ để tránh thức ăn trôi đi mất. Trong lồng, bè, ta có thể thả cá với mật độ từ 70-80 con/m3 (với cỡ cá từ 8-10cm). Nếu cá giống có cỡ lớn hơn, ta có thể rút bớt với mật độ 30-40 con/m3. Trước khi thả, ta nên khử trùng cá bằng cách cho chúng tắm nước muối 3% trong vòng 10-15 phút. Ở miền Bắc, nên thả cá vào đầu tháng 4 khi trời hết rét. Còn ở phía Nam, ta có thể thả quanh năm.

Do nuôi tập trung, mật độ dày nên thức ăn phải luôn đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Hàng ngày ta phải vớt các phần mà cá không ăn được để giữ sạch cho nước. Phải theo dõi thường xuyên hoạt động của cá. Nếu nó nổi đầu là thiếu oxy.

Nếu thấy nó bơi lội hoảng loạn là phải vớt cá lên kiểm tra (có thể do trùng bánh xe, do trùng quả dưa, do sán lá đơn chủ hoặc do nấm thủy vi). Ta có thể dùng vôi bột hoặc sun phát đồng (CaS04) để loại trừ bệnh. Nuôi cá trắm cỏ không khó mà cho ta năng suất cao. Cứ có mặt nước là nuôi được cá trắm cỏ.


Related news

Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.

Tuesday. August 11th, 2020
Phòng, trị bệnh trên cá trắm cỏ Phòng, trị bệnh trên cá trắm cỏ

Bệnh đốm đỏ thường gặp ở cá trắm cỏ hơn 1 năm tuổi, là loại bệnh truyền nhiễm do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbriad

Thursday. January 7th, 2021
Giá trị dinh dưỡng của cá trắm Giá trị dinh dưỡng của cá trắm

Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng.

Friday. January 8th, 2021