Đề Nghị Hỗ Trợ Con Giống Cho Các Hộ Nuôi Cá Lồng Bè Bị Thiệt Hại Ở Xã Hòn Nghệ (Kiên Giang)

Trước tình hình thiệt hại của các hộ dân nuôi cá lồng bè (ghi nhận thiệt hại nhiều nhất vào ngày 7-4 vừa qua) tại xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương, Kiên Giang), Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (Sở NN&PTNT Kiên Giang) cho biết sẽ đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ con giống để bà con tái sản xuất. Hiện UBND xã Hòn Nghệ đang tiến hành thống kê số hộ bị thiệt hại để có số liệu chính xác.
Trước đó, tại xã Hòn Nghệ nhiều hộ nuôi cá bống mú sao bằng lồng bè trên biển chứng kiến cá chết hàng loạt. Toàn xã có khoảng 190 hộ nuôi cá lồng bè với số lượng trên 650 lồng, trong đó chỉ 20 hộ thiệt hại ít, còn lại thiệt hại nặng. Riêng cá đạt chuẩn sắp xuất bán thiệt hại tới 90%, còn cá giống mới thả thì chết toàn bộ. Tổng lượng cá thiệt hại ước khoảng 40%.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản nhận định nguyên nhân ban đầu khiến cá chết do dòng nước tại vùng biển Hòn Nghệ ô nhiễm vì lưu thông, thời điểm cá chết có thể xảy ra giữa hai con nước lớn – ròng (nước đứng). Trong khi nước trong lồng nuôi không thực hiện trao đổi nước với bên ngoài, thì hàm lượng ô-xi còn liên tục giảm thấp do quá trình hô hấp của cá, trong nước còn xuất hiện nhiều hạt tạp chất và sợi nhớt nhỏ (có thể do thức ăn phân huỷ) dẫn đến cá chết do thiếu ô-xi cục bộ.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã hướng dẫn người dân khẩn trương tạo ô-xi trong môi trường nước cho cá bằng cách dùng máy sục khí chạy liên tục tạo ô-xi tại chỗ, đồng thời dùng quạt tạo dòng chảy tăng cường hàm lượng ô-xi vào lồng nuôi; hoặc sử dụng bạt ni-lông bao xung quanh lồng cá. Song song đó cần khẩn trương di chuyển bè đến nơi có dòng chảy thông thoáng và không có sinh vật lạ.
Related news

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.

Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.

Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.