Đẩy công nghệ vào nông nghiệp để ra thế giới
Từ năm 2017 đến nay, 26 dự án đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 23,42% tổng số các dự án (37,58% về tổng vốn đăng ký do doanh nghiệp đầu tư), An Giang vẫn chưa thoả cơn khát công nghệ trước mong muốn tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, đạt chuẩn để vào các thị trường khó tính…
Các đối tác đánh giá cao nông nghiệp hữu cơ và du lịch nông nghiệp ở An Giang.
Tháo “nút thắt”
Ông Toshitsugu Hagihara, tổng giám đốc công ty Hagihara, nhìn thấy hai việc phải làm ở tỉnh giáp biên này, nói rằng công ty Hagihara chuyên phát triển nông sản hữu cơ, sẽ lập bốn trang trại trồng dưa lưới ở Tịnh Biên, Châu Đốc, Châu Thành và Thoại Sơn. Hagihara cũng sẽ đưa chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp hữu cơ đến An Giang trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả, giúp dưa lưới của tỉnh thâm nhập thị trường Nhật Bản và thị trường toàn cầu, thông qua hệ thống các siêu thị của Nhật.
Hagihara hợp tác cùng Raycean, ông Koichiro Abe, giám đốc công ty Raycean (Nhật Bản) cho rằng nông nghiệp hữu cơ và du lịch nông nghiêp là lợi thế của An Giang, khi tiến vào thị trường Nhật Bản và thị trường toàn cầu.
Cụ thể hơn, ông Masaharu Hori Horimasa, chủ tịch tập đoàn Horimasa, mong muốn đầu tư nuôi cá rô phi, cá tra và trồng rau ăn lá trong nhà kính theo mô hình Aquaponics. Còn các chuyên gia nghiên cứu thuộc trường ĐH Saga muốn hợp tác với trường ĐH An Giang, trồng cây giọt băng và đậu nành (Nhật Bản) trước khi chuyển giao cho nông dân ở xã Bình Thành (Thoại Sơn) và An Hoà (Châu Thành).
Năm ngoái, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc Lee Hyuk tới An Giang tìm cơ hội hợp tác đầu tư, sau khi đánh giá mô hình thử nghiệm giữa Long Xuyên và quận Buk-gu, TP Ulsan, Hàn Quốc (từ năm 2012) và đánh giá lại 11 dự án, có vốn đầu tư từ doanh nhân Hàn Quốc (78 triệu USD), đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực công nghệ cao mà Hàn Quốc có thế mạnh.
Cách đây sáu năm, An Giang là một trong những địa phương sớm đưa ra những sáng kiến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập cho nông dân tiếp cận internet và đi đầu trong việc đưa trí thức về nông th ôn tham gia công việc ở hợp tác xã (40 – 50 người). Tháng 7.2019 tới, tỉnh sơ kết chương trình này gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh phí hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2018 – 2020, khoảng 4, 2 tỷ đồng từ ngân sách trung ương.
Định dạng lại nguồn lực
An Giang còn liên kết tiểu vùng tứ giác Long Xuyên với Kiên Giang mời gọi đầu tư dự án trồng 100.000ha cây cao lương để làm Biomass. Dấu ấn liên kết để tạo ra nông sản chuẩn mực tham gia thị trường như: gạo mầm (công nghệ Nhật Bản), các loại sản phẩm giá trị gia tăng từ dược liệu (sâm bố chính, ba kích, đinh lăng, củ huyền tinh), rau an toàn…
Riêng vùng lúa đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trên 36.268,73ha, thu hút tập đoàn Vinacam, tập đoàn Lộc Trời, công ty Trịnh Văn Phú, xí nghiệp lương thực Tri Tôn, Tấn Vương, công ty lương thực Miền Bắc, trung tâm Giống thuỷ sản hợp tác với tập đoàn Tiran của Israel, phát triển giống cá tra đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P, ứng dụng mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học Balasa N01…
Tuy trên địa bàn có các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: chuối VIFABA của công ty TNHH MTV chế biến nông sản Vĩnh Phát; trang trại chăn nuôi heo, gà công nghệ cao và trồng cây ăn trái của công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao An Khang; trang trại tương tự của công ty TNHH nông nghiệp chất lượng cao Sơn Huy; dự án sản xuất và chế biến rau, củ, quả trong nhà màng của công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Phan Nam; và nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhưng An Giang chưa tạo bước ngoặt cho dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, chuẩn mực khi tham gia thị trường.
Thực tế cho thấy với 583 tỷ đồng hỗ trợ tám dự án; bố trí vốn thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho năm dự án với tổng vốn hỗ trợ trên 15 tỷ đồng, kể cả quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh cho vay 15 dự án với tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng 141 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân hơn 103 tỷ đồng… chưa thấm tháp vào đâu!
Tuy nhiên, hiện vẫn có một số dự án nông nghiệp tiềm năng của tỉnh chuyển mạnh theo hướng sạch: đất sạch, quy trình sạch đúng tiêu chuẩn và tạo ra giá trị tăng thêm.
Related news
Sau một thời gian triển khai, dự án “Mô hình phát triển chăn nuôi vịt trời” tại hai xã Hòa Đồng và Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
Giống củ cải trắng Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Bà con xã viên thu hoạch sớm củ cải để đánh giá năng suất năm 2018
Trong đó, có mô hình trồng dừa xiêm lùn sản xuất cây giống của ông Nguyễn Quốc Trung, ấp Lân Bắc, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách đạt hiệu quả kinh tế cao