Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu tư vào nông nghiệp những việc cần bàn thêm

Đầu tư vào nông nghiệp những việc cần bàn thêm
Publish date: Tuesday. June 30th, 2015

NNVN đã có bài phản ánh ý kiến một số DN tại Hội nghị tăng cường đầu tư của DN vào nông nghiệp diễn ra hôm 28/6. Nhằm có thêm cách nhìn về những khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào nông nghiệp, chúng tôi xin đăng tải thêm một số ý kiến.

Ông Trần Mạnh Báo, TGĐ Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình: Đất đai vẫn là bài toán hóc búa nhất

Trong những cái vướng đầu tư vào nông nghiệp thì đất đai vẫn đang là câu chuyện hóc búa nhất, bản thân tôi cũng đang “bó tay”, chưa có lời giải.

Chúng ta từ lâu đã hô hào DN liên kết với dân, nhưng để làm được không dễ chút nào. Đất là đất của dân, họ thích thì hợp tác, không thích thì thôi. Ngay đất 5% đi nữa, chính quyền nhiều nơi cũng chỉ dám ký cho thuê một diện tích nào đó, ở một thời hạn nào đó, chứ tôi đố vị nào dám ký một lúc mấy chục ha, cho thuê dài hạn mấy chục năm trời?

Trong khi để DN đầu tư làm bài bản thì chí ít cũng cần 10-15 năm, đầu tư thủy lợi, giao thông bài bản mới làm được.

Về cơ chế chính sách, trước khi nghĩ tới chính sách mới để hấp dẫn đầu tư cho nông nghiệp, cơ quan quản lí nhà nước cần thực hiện nghiêm những chính sách đã có cái đã.

Một khi tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trong ngành nông nghiệp vẫn còn tung hoành thì khó lòng xây dựng được các DN mạnh. Tình trạng vi phạm nghiêm trọng Luật Sở hữu trí tuệ, làm triệt tiêu động lực phấn đấu của DN đang diễn ra thản nhiên.

Một DN để có một giống lúa mất hàng mấy chục năm, mới đưa ra khảo nghiệm thôi, đùng cái đã bị ăn cắp cũng chẳng có chế tài nào kiểm tra xử lí.

Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp từ TƯ đến các Bộ ngành, địa phương hiện nhiều chỗ không nhất quán, không đi vào được thực tiễn.

Nói ngay như gần đây là Nghị định 210/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp, đọc thì thấy ố lô xô những chính sách hỗ trợ, nhưng toàn trên văn bản, chứ thực tế đã triển khai đến DN được gì đâu?

Ai chi tiền hỗ trợ này, ai hướng dẫn, tôi thấy hình như người ta giao cho bên ngành Công thương làm, nhưng DN nông nghiệp thì có được tiếp cận gì đâu?

Về liên kết SX, có thể nói các mối liên kết trong đầu tư còn có khoảng cách. Liên kết giữa cung và cầu chưa tốt, nhiều DN có khả năng SX sản phẩm tốt, chất lượng tốt nhưng lại không biết tiêu thụ ở đâu.

Có DN tiêu thụ, làm thương mại rất tốt, cần sản phẩm tốt để bán lại không biết mua chỗ nào. Sự thiếu liên kết giữa các DN SX và DN tiêu thụ đang là bài toán mà chỉ có vai trò của nhà nước đứng ra mới có thể liên kết lại được.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco: Phải định hướng cho DN ngoài ngành

Nhiều DN ngoài ngành nông nghiệp hiện có tiềm lực kinh tế, có tâm huyết muốn đầu tư vào nông nghiệp nhưng lại không biết nên đầu tư ở đâu, ở nơi nào thì nên đầu tư cái gì.

Cái này ngành nông nghiệp cần phải đứng ra chủ động định hướng ngay từ đầu cho DN để họ có hướng quyết định đầu tư.

Nói ngay như Cty chúng tôi vốn không có nhiều kinh nghiệm về nông nghiệp nên ban đầu, thấy Tập đoàn Minh Phú nuôi tôm ở miền Nam được, chúng tôi cũng nghĩ nuôi tôm ở Thái Bình được, nhưng rồi thất bại đau đớn, bởi vùng nuôi không phù hợp theo định hướng quy hoạch.

Cty cũng từng đầu tư một NM chế biến gỗ tới 500 triệu USD, nhưng rồi mới té ngửa ra mình chưa được ai quy hoạch một ha đất rừng nguyên liệu nào, rất may là sau đó chúng tôi đã tìm tòi liên kết được với một số lâm trường để có nguyên liệu ổn định...

Nông nghiệp có đặc thù đòi hỏi việc quy hoạch và công bố quy hoạch cần phải có tính chất lâu dài, bền vững nhằm định hướng cho DN khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Về nguồn vốn, hiện hàng năm nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức thế giới như Ngân hàng Châu Á, Ngân hàng Thế giới, các nguồn tín dụng hỗ trợ đầu tư của các nước đổ vào Việt Nam không phải ít, nhưng đường đi thì lòng vòng, qua rất nhiều cơ quan bộ ngành, bản thân DN chưa tiếp cận được nguồn này bao giờ.

Nên chăng, cần có một cơ chế nào đó để nguồn vốn này có thể đổ trực tiếp về cho DN đầu tư vào nông nghiệp, bởi đây là các nguồn vốn không lãi suất hoặc lãi suất ưu đãi, rất thuận lợi cho đầu tư vào nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Cty CP BVTV An Giang: Chính sách phải ổn định

DN nông nghiệp có đặc thù so với các DN khác nên nhà nước phải cần có bộ chính sách riêng mang tính dài hơi. Chính sách dành cho nông nghiệp cần phải ổn định, chứ đừng có nay thay đổi, mai thay đổi.

Các nhà đầu tư vào nông nghiệp hiện nay sợ nhất là sự đảo lộn chính sách, nhiều DN thậm chí trắng tay chỉ vì chính sách thay đổi luôn xoành xoạch. Một trong những chính sách nên được thực hiện ngay đó là giảm thuế cho ngành lúa gạo, bởi đây là ngành khó khăn nhất trong tiêu thụ.

Bên cạnh việc nên bỏ thuế VAT đầu vào cho các DN trong ngành này, cần giảm 50% thuế thu nhập DN lúa gạo để họ có nguồn vốn tái đầu tư dài hơi.

Ở Cty BVTV An Giang, mỗi năm phải nộp thuế thu nhập DN cho nhà nước tới hơn 140 tỉ đồng, chỉ cần giảm 50% số đó, chúng tôi có thể có 70 tỉ đồng, đủ để tái đầu tư xây dựng một NM chế biến lúa gạo, bao tiêu cho trên 10 nghìn ha lúa.


Related news

VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới VietGAP Thủy Sản Hưởng Lợi Từ Chương Trình Nông Thôn Mới

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

Friday. August 1st, 2014
Người Dân Vĩnh Long Ồ Ạt Trồng Cam Người Dân Vĩnh Long Ồ Ạt Trồng Cam

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Friday. August 1st, 2014
GAP Vẫn Còn Là Mô Hình GAP Vẫn Còn Là Mô Hình

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Friday. August 1st, 2014
Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè Được Mùa Đậu Xanh Xuân Hè

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Friday. August 1st, 2014
Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp Huyện Thường Xuân Tiến Độ Trồng Mới Cao Su Đạt Thấp

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Friday. August 1st, 2014