Home / Tin tức / Tin thủy sản

Dầu mè lên men - Lựa chọn mới thay thế dầu cá

Dầu mè lên men - Lựa chọn mới thay thế dầu cá
Author: Trị Thủy (Lược dịch)
Publish date: Wednesday. February 19th, 2020

Mới đây, các nhà khoa học cho thấy rằng bột cá có thể được thay thế bằng bột hạt dầu mè lên men bởi vi khuẩn Bacillus pumilus (PFJSM) trong chế độ ăn của cá giúp tăng cường dinh dưỡng và hiệu quả tiêu hóa của cá.

Cây dầu mè (Jatropha curcas) hay còn gọi ba đậu nam, là một loài cây bụi tới cây gỗ nhỏ bán thường xanh, sống lâu năm và có độc (thường cao tới 5 – 6 m) thuộc họ Đại kích. Cây dầu mè có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, được du nhập và gieo trồng tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên toàn thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Loài cây này được trồng làm hàng rào để bảo vệ các khu vườn và ruộng khỏi bị thú phá hoại.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy cây dầu mè có giá trị dược liệu cao ở các nước Á – Phi. Đã được bổ sung vào thức ăn gia súc giúp vật nuôi tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn. Với tôm thẻ chân trắng việc thay thế dầu cá bằng dầu mè giúp tôm cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng cường khả năng miễn dịch.

Dầu, quả cây dầu mè (Jatropha curcas).

Trong hạt có chứa khoảng 20% axit béo bão hòa và 80% axit béo chưa bão hòa. Ngoài ra, các hạt còn chứa các hợp chất hóa học khác như saccharose, raffinose, stachyose, glucose, fructose, galactose, và protein. Dầu được tạo thành chủ yếu từ axit oleic và linoleic. Hơn nữa, cây cũng chứa curcasin, arachidic, myristic, palmitic, stearic acid và curcin.

Trong nghiên cứu này, bột hạt Jatropha curcas được lên men với Bacillus licheniformis (LFJSM) và Bacillus pumilus (PFJSM) riêng biệt sử dụng quá trình lên men ở trạng thái rắn. Sau khi lên men, protein thô và tổng lượng acid hydrolysed được tăng lên, trong khi hàm lượng chất xơ, phytic acid, chất ức chế trypsin và saponin giảm.

Một thí nghiệm cho ăn trong 84 ngày được xây dựng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của 2 loại bột lên men LFJSM và PFJSM trong cá rô phi. Cá rô phi được cho ăn các chế độ ăn khác nhau: 0% (đối chứng), 25% (LFJSM-25), 50% (LFJSM-50) 75% (LFJSM-75) và 25% (PFJSM-25), 50% (PFJSM-50) và 75% (PFJSM-75) protein từ bột cá với LFJSM và PFJSM.

Kết quả cho thấy sự tăng trọng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn tốt nhất được tìm thấy trong chế độ ăn PFJSM-25 và PFJSM-50, nhưng khác biệt không đáng kể. Giá trị hệ số tiêu hóa của chất khô, protein thô, lipid và năng lượng tiêu hóa đạt nhất ở nhóm cá ăn PFJSM-25 và PFJSM-50. Không có sự khác biệt giữa hematocrit, hemoglobin, thành phần bổ sung thay thế huyết thanh, alanine aminotransferase và aspartate aminotransferase và triglycerides giữa chế độ ăn đối chứng so với LFJSM-25, LFJSM-50, PFJSM-25 và PFJSM-50.

Do đó 50% bột cá có thể được thay thế bởi bột hạt dầu mè lên men bởi vi khuẩn Bacillus pumilus (PFJSM) trong chế độ ăn của cá giúp tăng cường dinh dưỡng và hiệu quả tiêu hóa của cá.

Báo cáo của: M.S. Hassaan, A.M.A.-S. Goda và V. Kumar


Related news

11 thực khuẩn thể mới giúp trị bệnh xuất huyết trên cá 11 thực khuẩn thể mới giúp trị bệnh xuất huyết trên cá

Một nghiên cứu mới đây vừa cung cấp thông tin về bộ gen của 11 thực khuẩn thể mới được phân lập có thể trị bệnh xuất huyết trên cá nuôi.

Tuesday. February 18th, 2020
Nuôi tôm siêu thâm canh trong bể nổi Nuôi tôm siêu thâm canh trong bể nổi

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể nổi của anh Long Văn Nghĩa (Bạc Liêu) đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng vì mang lại lợi nhuận cao.

Tuesday. February 18th, 2020
Trung Quốc thử nghiệm các trang trại gió - cá ngoài khơi Trung Quốc thử nghiệm các trang trại gió - cá ngoài khơi

Một trong những khu vực sản xuất thủy sản hàng đầu của Trung Quốc đang bắt tay vào một dự án đầy tham vọng để thử nghiệm nuôi trồng thủy sản ngoài khơi tích hợp

Tuesday. February 18th, 2020