Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên cá
Việc nuôi cá với mật độ cao và sự thay đổi thường xuyên của thời tiết làm cá dễ bị nhiễm bệnh. Một sự hiểu biết cơ bản về bản chất của bệnh cá là rất quan trọng. Với thông tin này, nông dân nuôi cá sẽ được trang bị kiến thức tốt hơn để ngăn chặn và xử lý dịch bệnh.
Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh trên cá
Bệnh trên cá
Cá, giống như tất cả các loài động vật, là đối tượng của nhiều mầm bệnh. Bệnh cá là tình trạng mất cân bằng giữa cá và môi trường của nó, có thể dẫn đến tử vong. Các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi mầm bệnh, là những sinh vật có khả năng gây bệnh chỉ khi sức đề kháng của vật chủ bị yếu đi. Chúng bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc virus. Cá cũng có thể bị các bệnh do môi trường và dinh dưỡng.
Trong điều kiện tự nhiên, cá hiếm khi bị dịch bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao và được nuôi trong điều kiện không tự nhiên, rất dễ xảy ra dịch bệnh cho cá.
Nguyên nhân gây bệnh cho cá?
Bệnh cá là kết quả của sự tương tác giữa mầm bệnh, cá (vật chủ) và môi trường bất lợi cho cá. Ngay cả khi mầm bệnh có mặt, dịch bệnh sẽ không xảy ra trừ khi môi trường trở nên quá căng thẳng đối với cá.
Cá nuôi thâm canh bị căng thẳng do nhiệt độ nước dao động, thay đổi chất lượng nước, quá tải, xử lý và vận chuyển cá chưa đúng cách. Cá có thể điều chỉnh những căng thẳng này nhưng đến khi không thể điều chỉnh được nữa, chúng sẽ bị bệnh và cuối cùng sẽ chết.
Làm thế nào ngăn chặn bệnh cá?
Phòng bệnh là mục tiêu chính trong nuôi trồng thủy sản. Lý tưởng nhất, cơ sở cá nên được duy trì không có mầm bệnh nhưng điều này không thể thực hiện được. Nếu cá được mua, người mua chỉ nên lấy cá được chứng nhận không có bệnh. Cá nên được thả trong môi trường có đủ oxy, nồng độ amoniac thấp và chất thải hữu cơ tối thiểu (cá ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tích tụ thức ăn, khiến chất lượng nước kém). Cuối cùng, cá không được vận chuyển hoặc bắt quá thường xuyên. Giữ mức độ căng thẳng mà cá gặp phải ở mức tối thiểu. Ví dụ, căng thẳng cho cá khi vận chuyển và xử lý có thể giảm bằng cách thêm 0,1% đến 0,3% muối và đủ canxi clorua để nâng tổng độ cứng của nước lên 50 phần triệu cho nước có độ cứng thá.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh trên cá
Mặc dù có những nỗ lực phòng ngừa tốt nhưng dịch bệnh vẫn có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải phát hiện các dấu hiệu bệnh càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh là quan sát cá khi chúng đang ăn. Nếu bất kỳ điều nào sau đây được quan sát, đây có thể là một dấu hiệu cho dịch bệnh trên cá sắp xảy ra và điều trị ngay lập tức là cần thiết.
Dấu hiệu hành vi:
Hoạt động bơi lội bất thường, động tác bơi chậm chạp.
Cọ xát dưới đáy hoặc nổi lên mặt nước
Thở khó khăn thường xuyên ngoi lên mặt nước
bệnh trên cá, bệnh cá, dấu hiệu cá bệnh, nhận biết cá bệnh, trị bệnh cho cá
Dấu hiệu cụ thể: có đốm,mụn,đỏ,loét, ,các chấm đen,vệt màu khác lạ trên thân cá, bụng trương, mắt lồi ra, có sự xuất huyết trên vây, có sự đổi màu hoặc ăn mòn các bộ phận cơ thể, chất nhầy quá mức, mang bị nhạt, hậu môn trở nên đỏ và sưng, vây kẹp lại với nhau…
Ngay khi cá được nhận thấy những dấu hiệu như trên cần:
- Xác định tác nhân gây bệnh để điều trị kịp thời
- Kiểm tra chất lượng nước.
- Nếu chưa xác định được nguyên nhân cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Tỷ lệ tử vong của cá nên được theo dõi cẩn thận và ghi lại mỗi ngày.
Tỉ lệ cá chết, nhận biết cá bệnh
Biểu đồ minh họa mối quan hệ giữa tỷ lệ tử vong tích lũy và thời gian giúp xác định nguyên nhân của bệnh cá: (A) cá chết đột ngột đại diện cho nguyên nhân do môi trường nghiêm trọng (ví dụ: oxy thấp hoặc hóa chất độc hại). (B) tỉ lệ chết của cá tăng đáng kể, sau đó giảm dần, nguyên nhân do dịch bệnh nghiêm trọng. C cá chết dần dần trong một thời gian dài hơn do một căn bệnh dai dẳng vi khuẩn, ký sinh trùng.
Để biết nguyên nhân của bệnh có thể tham khảo:
- Phòng trị bệnh do ký sinh trùng trên cá nuôi lồng bè
- Phòng trị bệnh do nấm và virus trên cá nuôi lồng bè
- Phòng trị bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi lồng bè
Dựa vào những dấu hiệu trên ta có thể phân biệt được nguyên nhân bệnh trên cá từ đó đưa ra biện pháp phòng trị thích hợp.
Related news
Anh Nguyễn Văn Điệp (Ấp 4, xã Trung Nghĩa- Vũng Liêm) đã khởi nghiệp nuôi cá lóc giống trong ao lót bạt (nuôi cá lóc trong vèo) và áp dụng biện pháp
Thị xã Thái Hòa với tổng diện tích nuôi cá nước ngọt là 243 ha chủ yếu là nuôi cá truyền thống hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ
Mô hình “Nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao”. Sau một thời gian triển khai, qua kiểm tra thực tế tại các mô hình, cá nheo phát triển tốt, bước đầu mô hình