Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
Trong nuôi trồng thủy sản, việc kiểm soát hóa chất, kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm nuôi và hiệu quả sản xuất. Điều này đòi hỏi người nuôi phải nắm được thông tin các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và biện pháp phòng tránh gây nhiễm trong quá trình nuôi.
Hình: minh họa
Ngày 25/2/2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BNNPTNT danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong thủy sản, thú y.
Thông tư này thay thế các Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; Quyết định 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc bổ sung Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ; Quyết định số 41/2008/QĐ-BNN ngày 05/3/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2008.
Đối tượng áp dụng là: Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến.
Related news
Đây là Đề tài do Trường cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản (tại Bắc Ninh) thực hiện nhằm đa dạng hóa đối tượng cũng như cung cấp cho người nuôi mô hình tốt
Để thúc đẩy phát triển, vài năm gần đây các ban ngành và địa phương đã nỗ lực cải cách, cắt giảm nhiều thủ tục rườm rà vô lý, tạo môi trường thuận lợi
Là đối tượng có nhiều tiềm năng để phát triển, những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã áp dụng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính