Dân miền Tây nuôi cá rô phi như thế nào
Nhiều lão nông cho biết, cá rô phi xuất hiện ở ĐBSCL vào những năm 1950.
Đây là loài cá dễ nuôi, thịt ngon, ngọt dễ ăn nên người dân vùng nông thôn chọn nuôi nhằm phục vụ bữa ăn gia đình.
Theo thời gian, diện tích này ngày càng phát triển và hình thức nuôi cũng ngày càng đổi mới, phục vụ cho xuất khẩu.
Cá rô phi có khả năng phát triển đàn rất nhanh.
Mật độ cá nuôi và sự sinh trưởng của cá hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thức ăn do con người cung cấp.
Sở NNPTNT một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL cho biết, cá rô phi được nuôi chủ yếu ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và TP.Cần Thơ.
Ngoài nuôi theo quy mô nhỏ từng hộ, nhiều nơi còn nuôi theo hình thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo phóng viên tìm hiểu tại một số vùng nuôi, cá rô phi được nuôi với một quy trình sạch, dưới sự giám sát chặt chẽ từ người nuôi đến đơn vị quản lý ở địa phương.
Việc sử dụng kháng sinh là chỉ để giúp trị bệnh cho cá khi cần thiết chứ không sử dụng tràn lan, và phải dùng cách xa thời điểm thu hoạch.
Người dân thường xuyên kiểm tra sức khoẻ cá để có hướng phòng trị bệnh phù hợp.
Loại cá này thường bị bệnh ngoài thân do vi khuẩn tấn công, môi trường nuôi hoặc con giống kém chất lượng gây ra.
Để trị bệnh cho cá, người dân thường sử dụng kháng sinh – loại được phép sử dụng.
Để đảm bảo môi trường nuôi, đa số người dân sử dụng thức ăn công nghiệp (dạng viên) để cho cá ăn.
Hơn nữa, loại thức ăn này còn giúp cá phát triển nhanh, kháng bệnh và bán được giá cao.
Cá rô phi có thịt trắng, ít mỡ, ít xương và dễ chế biến theo hình thức phi lê, đông lạnh, giữ tươi, dễ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Được biết, quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn sản phẩm cá rô phi ĐBSCL là Mỹ, Tây Ban Nha và Colombia
Ngoài thức ăn công nghiệp, cá rô phi có khả năng ăn thêm các loại thức ăn khác như cám, tấm, bèo…Nhiều người dân và doanh nghiệp cho rằng, để cải tạo môi trường, thay vì nuôi tôm liên tục qua nhiều vụ thì nên thay vào đó 1 vụ cá rô phi.
Mặc dù nuôi cá rô phi trong ao tôm lợi nhuận không nhiều nhưng bù lại vụ tôm nuôi sau đó ít gặp rủi ro hơn.
Theo định hướng sản xuất, Việt Nam sẽ phát triển cá rô phi trở thành một trong những loài thủy sản nuôi chủ lực.
Theo đó, được kiểm soát, giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước, các địa phương vùng ĐBSCL đang nỗ lực phát triển vùng nuôi cá rô phi, đưa loại cá này trở thành loại cá nuôi chủ lực trong thời gian tới.
Tag: nuôi cá rô phi, nuôi cá rô phi sạch,
Related news
Trong điều kiện hết sức khó khăn, Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu, tạo được những bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội khá toàn diện.
Trước khi cấp nước vào ao nuôi cần thử bằng cách thả cá, tôm giống trực tiếp vào mẫu nước đã xử lý lấy từ ao lắng. Khuyến khích áp dụng hình thức ương giống trong giai hoặc ao nhỏ (khoảng 20-45 ngày) trước chuyển ra ao nuôi thương phẩm.
Đến cổng làng hỏi ông Tu Thanh Hường (ở thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) ai cũng biết. Bà con ở đây khâm phục tài năng, sự cần cù, chịu khó và linh hoạt trong sản xuất của ông Hường.