Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Đàn bò Thạch Sanh của Y Bắp

Đàn bò Thạch Sanh của Y Bắp
Author: Gia Khánh
Publish date: Friday. March 25th, 2016

Ở làng Đăk Viên, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ nuôi bò rẽ. Người lập ra mô hình này là chị là Y Bắp, 29 tuổi, người dân tộc Xê Đăng.

Y Bắp kể rằng trước đây gia đình chị rất nghèo. Một thời chị đã phải địu đứa con còn đỏ hỏn sau lưng lặn lội hết làng gần làng xa mua nông sản của bà con mang về bán lại kiếm chút tiền lời. Nhờ chịu thương chịu khó và nhất là biết cách tính toán làm ăn, từ hai bàn tay trắng nay gia đình Y Bắp đã có  7 sào ruộng nước, hơn 1ha sắn, 7.000 gốc cà phê catimo, 50.000 gốc bời lời, 4 sào sâm dây và nuôi 20 con bò, cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Thấm thía cái nghèo mà gia đình mình từng nếm trải, chị nghĩ phải tìm cách nào đó để giúp đỡ những gia đình cùng cảnh ngộ. Chuyện bắt đầu từ  năm 1998, trong những lần Y Bắp cùng chị em phụ nữ trong xã giúp nhau ngày công sản xuất, chị nhận ra rằng, trong nhiều nguyên nhân dẫn tới cái nghèo, thì nguyên nhân quan trọng nhất là bà con thiếu con giống.

Điều này dẫn đến việc thiếu phân bón ruộng, cây trồng năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém… Và Y Bắp đã bàn bạc với chồng cho các hộ dân này mượn bò của gia đình mình về nuôi rẽ. Ngoài việc giúp họ có nguồn phân bón, có sức cày kéo thì  khi bò đẻ ra bê con, con thứ nhất sẽ dành cho Y Bắp, con thứ hai sẽ là tài sản của các hộ.

Sau hơn 10 năm triển khai mô hình, Y Bắp đã cho 7 hộ gia đình nuôi rẽ bò sinh sản gồm: Y Phông, Y Nhé, Y Nhiên, Y Du, Y Ngôi, Y Đoi và Y Hòa. Từ nguồn vốn 7 con bò cái ban đầu, đến nay họ đã phát triển đàn bò lên hàng chục con. Điển hình như gia đình Y Du đã có 6 con, trong đó đã bán 1 con để lấy tiền cho con đi học đại học.

Hay như gia đình Y Ngôi  đã có 4 con; gia đình Y Đoi có 7 con; Y Hòa có 4 con. Đặc biệt, hai gia đình Y Nhé và Y Nhiên đã chia toàn bộ số bò sinh lãi cho Y Bắp nhưng vẫn đang có lần lượt là 4 và 7 con bò. Từ chỗ thiếu đói quanh năm, các gia đình này đã có của ăn của để… Mới đây nhất, tháng 3.2016, Y Bắp tiếp tục cho chị Y Bền dắt một con bò cái của gia đình về nuôi rẽ để có điều kiện phát triển sản xuất.

Đàn bò của Y Bắp như có phép Thạch Sanh trong truyện cổ tích, mỗi ngày thêm sinh sôi, góp phần hiệu quả vào công tác xóa đói giảm nghèo ở Xê Tăng. “Giúp bà con cũng là giúp mình thôi. Mình bưng bát cơm đầy, trong khi bà con trong làng, trong xã còn chạy ăn từng bữa thì có sung sướng gì” – Y Bắp cười vô tư khi thấy tôi xuýt xoa về việc làm ân nghĩa tận tình của chị.


Related news

Cú hích cho... cà chua bi Cú hích cho... cà chua bi

Quỹ Hỗ trợ nông dân nguồn ủy thác từ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tạo “cú hích” cho các hộ dân xã Mai Sơn, huyện Yên Mô (Ninh Bình) chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông sản an toàn bằng Dự án “Trồng cà chua bi theo hướng VietGAP”.

Friday. March 25th, 2016
FAO hỗ trợ canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu FAO hỗ trợ canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa phối hợp với Bộ NNPTNT khai trương một sáng kiến chung nhằm giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông nghiệp.

Friday. March 25th, 2016
Chuyển 26% hộ nuôi bò lấy sữa sang nuôi bò thịt Chuyển 26% hộ nuôi bò lấy sữa sang nuôi bò thịt

Sở NNPTNT TP.HCM cho biết đang có kế hoạch chuyển gần 26% số hộ nuôi bò sữa nhỏ lẻ (dưới 10 con) sang nuôi bò thịt nhằm sắp xếp lại tổng đàn theo hướng tăng năng suất, chất lượng sữa trong thời gian tới. Được biết, năm 2015, TP.HCM có 120.000 con bò sữa với hơn 9.000 hộ chăn nuôi, trong đó số hộ nuôi dưới 10 con bò sữa gồm 5.211 hộ.

Friday. March 25th, 2016