Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng
Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.
Chỉ với 2 con rắn ri tượng bố mẹ ban đầu, giờ đây ông Đẳng có đến hơn 20 con rắn bố mẹ sinh sản. Lúc đầu ông chỉ nuôi thử nghiệm rắn thịt, nhưng may mắn là 2 con rắn ông mua nuôi đều có mang con, vài tháng sau chúng đẻ hơn 10 rắn con. Số rắn này ông tiếp tục gây nuôi và nhân đàn.
Ông Đẳng cho biết, rắn ri tượng là loài dễ nuôi, chỉ cần diện tích vài mét vuông là có thể nuôi vài chục con rắn thương phẩm. Từ khi rắn nở, nếu được chăm sóc tốt, 1 năm rắn có thể đạt trọng lượng 1 kg. Nếu nuôi rắn sinh sản, chỉ cần 6 - 7 tháng nuôi là có thể phối giống được.
Rắn mẹ đạt trọng lượng 1 kg có thể đẻ hơn 15 rắn con. Hiện tại, 20 con rắn bố mẹ của ông Đẳng mỗi năm sinh sản hơn 300 rắn con. Với giá 80.000 đồng/con, gia đình ông Đẳng có thu nhập gần 30 triệu đồng/năm.
Ông Đẳng chia sẻ, rắn ri tượng có thể nuôi trong bể xi-măng, lu, khạp, kể cả can nhựa. Thức ăn của rắn là nhái, cá chốt, cá trê phi, rất dễ tìm, ít tốn chi phí. Tùy theo kích cỡ mà cho rắn ăn phù hợp.
Nhờ có kinh nghiệm nuôi rắn ri tượng sinh sản và biết chọn rắn bố mẹ chất lượng nên lượng rắn giống của ông không chỉ tiêu thụ dễ dàng ở địa phương mà còn bán đi các huyện như: Đầm Dơi, Cái Nước, Thới Bình và TP Cà Mau. Có thời điểm không đủ rắn con để bán.
Rắn ri tượng là một loài động vật hoang dã phát triển và sinh sản tự nhiên, lại đang có giá rất hấp dẫn trên thị trường. Nếu được gây nuôi và chăm sóc kỹ, người dân có thể tận dụng ưu thế của loài động vật này mở ra cơ hội làm giàu cho gia đình.
Related news
Diễn ra đồng thời ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 25/9- 4/10, Tuần nhận diện hàng Việt Nam là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) thông tin, giới thiệu, quảng bá, bán các sản phẩm hàng hóa có chất lượng sản xuất tại Việt Nam.
Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.
Những năm gần đây, nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai ở khắp các địa phương trong tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng cây trồng và thu nhập cho người dân.
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...
Tuy không thuộc diện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến năm 2015, nhưng nhờ có lợi thế về điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là sự đồng thuận của nhân dân, nên huyện Tây Sơn và tỉnh đồng ý bổ sung xã Tây Xuân vào lộ trình hoàn thành XDNTM vào năm 2015.