Cuộc bứt phá của nông nghiệp huyện Cao Phong
Không chỉ là thủ phủ của Mường Thàng, 1 trong 4 xứ Mường nổi tiếng của Hòa Bình, xã Dũng Phong còn là xã đầu tiên của tỉnh Hòa Bình về đích trong XDNTM.
Diện mạo xã đã có nhiều đổi thay từ sân vận động, trạm y tế, nhà văn hóa đến hệ thống đèn cao áp, vỉa hè dành riêng cho người đi bộ.
Đặc biệt, hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng đã được chỉnh trang, ô tô đi lại thuận tiện.
Công tác dồn điền đổi thửa linh hoạt, thay đổi tư duy sản xuất đã giúp cuộc sống của người nông dân ngày một phát triển.
“Người dân nơi đây thường tự hào: nếu như không có NTM thì xã Dũng Phong sẽ không có được diện mạo như ngày hôm nay…” ông Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã bảo vậy.
Có được điều kiện thuận lợi để phát triển, nông dân xã Dũng Phong đã chuyển đổi mạnh diện tích kém hiệu quả sang trồng mía.
Đến nay toàn xã có khoảng 300ha mía trắng, mía tím.
Theo giá thị trường hiện nay, 1ha mía thu nhập từ 150 - 170 triệu đồng.
Còn với mía trắng cũng đem lại nguồn thu cho người dân trong xã khoảng 15 - 20 tỷ đồng.
Bên cạnh cây mía, người dân cũng tích cực chuyển đổi sang trồng cây có múi.
Năm 2011, cả xã mới có 20 hộ trồng cam thì đến nay đã có gần 200 hộ, với tổng diện tích 127 ha, thu nhập bình quân đạt từ 200 đến 400 triệu đồng/ha.
Ông Hồ Xuân Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Khi XDNTM, huyện Cao Phong đã xác định rõ mục tiêu quan trọng là phải nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân.
Là địa phương có thế mạnh về phát triển cây mía và cam, chính vì vậy huyện cũng đã nỗ lực hỗ trợ nông dân hình thành các vùng chuyên canh.
Để xây dựng mô hình điểm, huyện đã lựa chọn xã Dũng Phong để triển khai rồi nhân rộng ra các xã khác.
Không chỉ chuyển dịch sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Dũng Phong cũng là xã đầu tiên của tỉnh Hòa Bình cán đích NTM.
Từ đây đã tạo sức lan tỏa cho phong trào của toàn huyện.
Liên tục bám sát tình hình thực tiễn và đưa ra những chỉ đạo quyết liệt, UBND huyện đã ban hành 38 Quyết định chuyên đề công tác XDNTM; 149 văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, hướng dẫn để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành từ huyện tới xã, thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Cao Phong chung sức XDNTM”.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đã tập trung hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đến nay, huyện có 1.800ha cây có múi, 2.500ha mía với thu nhập bình quân đạt 200 triệu/ha.
Năm 2013, cây mía tím Hòa Bình đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, trong đó mía tím Cao Phong chiếm 50% tổng diện tích.
Năm 2014, cam Cao Phong cũng được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp “Chỉ dẫn địa lý”.
Khi nông sản có thương hiệu đã giúp người dân nâng cao thu nhập, làm giàu.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 của huyện đạt 27 triệu đồng/người, tăng gấp đôi so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,13%, giảm 15,63% so với năm 2010; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt trên 93%.
Huyện Cao Phong đã có 2 xã đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 6 tiêu chí.
Related news
Theo Bộ NNPTNT, qua 3 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu, các địa phương đã chuyển đổi được khoảng 390.000ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng ngô, các cây màu và cây làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả cao hơn, rõ nhất là ở ĐBSCL, ĐBSH (mục tiêu năm 2020 cả nước chuyển đổi 700.000ha).
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), hiện có rất nhiều loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam. Trong đó, táo, cam, quýt, dưa vàng, hồng, lựu… là những loại quả được nhập về nhiều nhất với số lượng lên đến hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.
Nhiều khách mua loại nho đen không hạt được bán giá rẻ tại nhiều tuyến đường ở TP HCM rất ngạc nhiên khi ăn thử tại chỗ loại này rất giòn, ngon nhưng mang về nhà thì mềm nhũn.