Cung ứng gần 4 triệu con giống tôm càng xanh toàn đực cho vùng lúa - tôm tại Cà Mau
Năm 2019, Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau đã cung ứng số lượng rất lớn giống tôm càng xanh toàn đực cho vùng nuôi tôm - lúa, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Thu hoạch tôm càng xanh tại huyện Thới Bình
Cụ thể, năm qua, Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau đã chủ động phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang sản xuất, cung giống tôm càng xanh toàn đực có nguồn gốc từ Israel ra thị trường 3.689.000 Postlarva 12, tăng trên 300% so với năm 2018 (1.187.000 con).
Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã xây dựng 5 vệ tinh cung ứng tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Mục tiêu nhằm giúp người dân dễ tiếp cận nguồn tôm giống chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, góp phần nâng cao năng suất tôm nuôi và thu nhập của người nông dân trong mô hình lúa - tôm của tỉnh.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Cà Mau, năm 2019, diện tích sản xuất lúa - tôm toàn tỉnh là 37.436 ha; tập trung nhiều ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời… Đối tượng được lựa chọn thả xen ghép vào mô hình lúa - tôm chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ, cá rô phi, tôm càng xanh, đặc biệt là tôm càng xanh toàn đực. Tại Thới Bình, trong những năm gần đây, con tôm càng xanh toàn đực được người nông dân trên địa bàn huyện ưu tiên lựa chọn xen canh với lúa vì ít dịch bệnh, ít rủi ro hơn tôm sú, tôm thẻ, phù hợp với các hộ nông dân không có vốn đầu tư lớn. Sau 6 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng 15 - 20 con/kg, năng suất từ 300 - 400 kg/ha, mang về nguồn thu bình quân 40 - 50 triệu đồng/ha/năm.
Related news
Các nhà khoa học Israel đã có hàng loạt các nghiên cứu về tác dụng bảo vệ của các hợp chất giàu humic trên cá chép.
Nghiên cứu mới đây cho thấy bổ sung Lactoferin trong sữa bò rất có ích cho cá nuôi, như là một chất phân tách sắt, tăng cường cho chức năng gan
Cá hồi Shinshu được nuôi tại quận Nagano - địa phương dẫn đầu phong trào xây dựng thương hiệu riêng cho cá hồi trên khắp Nhật Bản bất chấp địa hình nội lục