Công Nghệ Nuôi Gà Không Cần Kháng Sinh Ở Singapore
Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.
Để chứng minh cho sự thành công của công nghệ này, Kee Song đã tiến hành một nghiên cứu trong giai đoạn tháng 5-8/2013 và mời 6 công ty quốc tế trong các lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và dược phẩm tham gia một thử nghiệm nuôi 180.000 con gà tại trang trại của công ty ở bang Johor, Malaysia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy gà được cho ăn loại khuẩn sữa riêng, vốn hay được dùng trong chế biến sữa chua và phomát, có tỷ lệ sống sót từ 98 đến 99% so với gà được cho dùng kháng sinh (95%). Gà do Kee Song nuôi cũng ít bị chứng tiêu chảy hơn.
Dù kháng sinh được các trại chăn nuôi gia cầm sử dụng rộng rãi để giúp gà có thêm sức đề kháng, nghiên cứu cho thấy một số loại vi khuẩn hoặc “siêu vi trùng” trong gà có thể nhờn kháng sinh trong dài hạn, theo tiến sĩ Chia Tet Fatt - tác giả công nghệ mới.
Công nghệ này được Kee Song Brothers Poultry và Otemchi Biotechnologies - một công ty chuyên nghiên cứu công nghệ khuẩn sữa, cùng nghiên cứu và phát triển.
Tiến sĩ Chia, cũng là Giám đốc Otemchi Biotechnologies cho biết chúng tôi muốn loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh không chỉ để giúp gà có thể khỏe mạnh hơn mà còn bảo vệ người lao động, những người đầu tiên sẽ bị nhiễm bệnh (nếu vi khuẩn xuất hiện) do họ làm việc tại các nông trại.
Kee Song hiện đã bán gà được nuôi bằng khuẩn sữa trên trang web của công ty. Sản phẩm gà đông trùng hạ thảo đang được bán tại nhiều siêu thị, được cho có thể giúp người dùng tăng cường sức đề kháng.
Related news
ĐBSCL bắt đầu thu hoạch rộ lúa ĐX, có nhiều ý kiến khác nhau về giải pháp tạm trữ lúa gạo để đảm bảo việc tiêu thụ, giữ giá lúa của nông dân. NNVN đã có cuộc trao đổi với GS.TS Bùi Chí Bửu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp VN, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam xung quanh vấn đề này.
Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen
Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m
Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.
Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng