Công nghệ chỉnh sửa gen có thể ngăn ngừa cúm lợn
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học của Viện Roslin, công cụ chỉnh sửa gen có thể bổ sung hiệu quả cho các phương pháp hiện tại nhằm ngăn ngừa bệnh tật trên lợn.
Công nghệ chỉnh sửa gen được đánh giá là có ý nghĩa cách mạng trong ngành công nghiệp chăn nuôi, hơn là một giải pháp. Ảnh: Nationalhogfarmer
Nghiên cứu cho thấy, các công nghệ chỉnh sửa gen mang lại cơ hội hạn chế virus cúm lợn lây lan trong các trang trại và giảm nguy cơ đại dịch. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Porcine Health Management.
Phương pháp tiếp cận này có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả của vacxin và tạo ra những con lợn có khả năng kháng lại bệnh cúm, căn bệnh đã lây truyền sang người trên khắp thế giới trong đại dịch vào năm 2009 và gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp chăn nuôi lợn trị giá 1 tỷ USD, ở thời điểm đó.
Theo nhà khoa học Hamish Salvesen (Viện Roslin), cúm lợn gây ra gánh nặng kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi và là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe con người. Nếu các công cụ chỉnh sửa gen được các cơ quan quản lý và xã hội chấp thuận, chúng có thể mang lại lợi ích thực sự trong việc bổ sung các biện pháp hiện có để ngăn ngừa sự lây nhiễm ở các trang trại chăn nuôi lợn trên toàn thế giới.
Theo đánh giá của các nhà khoa học từ Viện Roslin (Viện nghiên cứu khoa học động vật tại Easter Bush, Midlothian, Scotland) cho thấy, các công cụ chỉnh sửa gen có thể bổ sung cho các chiến lược hiện nay để kiểm soát dịch cúm lợn- nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp, sốt, chán ăn và ảnh hưởng đến năng suất.
Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus cúm trên lợn cũng sẽ cải thiện các tiêu chuẩn phúc lợi động vật trong trang trại, đồng thời giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Viện Roslin cho biết, các công nghệ chỉnh sửa gen có thể được sử dụng để thay đổi chính xác các gen ở lợn mà virus cúm khu trú để tạo ra sự lây nhiễm, cũng như để ngăn chặn các virus khác ảnh hưởng đến lợn. Công nghệ chỉnh sửa gen cũng có thể được áp dụng trong các hệ thống sản xuất vacxin để giảm chi phí sản xuất, điều này có thể sẽ cải thiện hiệu quả bằng cách tăng khả năng hấp thu.
Nghiên cứu cho thấy, các biện pháp thực hành chăn nuôi nhằm tăng cường phúc lợi động vật có hiệu quả nhất khi tập trung vào việc ngăn ngừa virus lây lan tại các trang trại hơn là việc chống, quét dập ổ dịch.
Mặc dù hiện nay việc kiểm dịch theo dõi và truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các loài vật nuôi mới ở bất kỳ trang trại nào cũng được khuyến khích áp dụng, nhưng điều này có thể khó thực hiện do các trang trại nuôi lợn đều tăng mật độ nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với thịt lợn.
Các loại vacxin cúm lợn ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn nhằm tăng sản lượng lợn, giảm gánh nặng dịch bệnh nói chung nhưng có thể sẽ không hiệu quả một khi virus biến chủng đột ngột.
Công tác giám sát dịch bệnh toàn cầu giúp xác định các ổ dịch và ngăn chặn việc vận chuyển lợn bệnh từ các điểm nóng dịch bệnh đến các khu vực chưa bị nhiễm bệnh. Sự hợp tác nhằm đạt các mục tiêu này đã tăng lên kể từ sau khi bùng phát đại dịch vào năm 2009, tuy nhiên việc chia sẻ dữ liệu vẫn còn hạn chế do gánh nặng tài chính đối với các nhà sản xuất.
Related news
Mô hình trồng lúa cánh đồng lớn ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã giảm chi phí đầu tư trung bình trên 1,1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn 3,5 triệu đồng/ha.
Cùng với một số cây trồng như dưa hấu, đậu xanh, ném..., khoai lang là sự lựa chọn rất tốt cho các vùng đất cát khô hạn, bạc màu ven biển miền Trung.
Gần một tháng trở lại đây, tại Bình Phước, một loài bọ cánh cứng bất ngờ bùng phát phá hoại cây trồng, làm đảo lộn đời sống của người dân…