Công dụng của bã rượu nho với cá trắm cỏ
Phụ phẩm rượu vang - bã rượu nho được chứng minh có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cá trắm cỏ trước dịch bệnh vi khuẩn khi được sử dụng như phụ gia thức ăn.
Ảnh minh họa
Cải thiện miễn dịch
Nhóm nghiên cứu từ nhiều trường đại học tại Brazil đã theo dõi các tín hiệu purinergic (một dạng tín hiệu ngoại bào được thực hiện bởi các các hợp chất purine nucleotide và nucleoside) và đã phát hiện: sử dụng bã rượu nho (GPF) làm phụ gia thức ăn sẽ biến đổi tín hiệu purinergic và kích thích đáp ứng miễn dịch của cá.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện, hoạt tính của các enzyme nucleoside triphosphate diphosphohydrolase (NTPDase) giảm còn hoạt tính adenosine deaminase (ADA) lại tăng ở nhóm cá bị thử thách dịch bệnh.
Bổ sung 150 hoặc 300 mg GPF/kg thức ăn có thể điều chỉnh đáp ứng viêm thông qua tăng huyết tương và tín hiệu purinergic lá lách, cũng như ngăn chặn dư thừa NOx. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng hiệu lực kháng khuẩn của bã rượu nho đã kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và ngăn chặn sự xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng của dịch bệnh.
Thân thiện môi trường
Các chuyên gia dinh dưỡng lựa chọn bã rượu nho, bởi đây là phụ phẩm thân thiện môi trường và chứa nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học; trong đó có các thành phần kháng ôxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm. Những thành phần này vẫn giữ được hoạt tính khi bã rượu nho được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Nghiên cứu về nước ép nho trên loài chuột vừa được thực hiện mới đây nhằm kích thích chức năng của hệ miễn dịch thông qua điều chỉnh các tín hiệu purinergic. Kết quả cho thấy, nước ép nho đã cải thiện đáp ứng miễn dịch với vi khuẩn P.aeruginosa. Quan trọng hơn, chất resveratrol - thành phần chủ yếu trong bã rượu nho có hiệu lực kháng viêm thông qua tác động lên tín hiệu purinergic. Hàm lượng 20, 40 và 80 mg/kg resveratrol đã có khả năng điều chỉnh hoạt tính ADA - bảo vệ các mô thần kinh trước tổn hại gây ra bởi pentylenetetrazol.
Tiềm năng
Các chuyên gia đã xây dựng một chế độ ăn cơ bản cho cá trắm cỏ bổ sung 0, 150 hoặc 300 mg/kg bã rượu nho. 180 cá trắm cỏ con được cho ăn theo một trong 3 nghiệm thức trong 60 ngày. Vào ngày 60, một 1/2 số cá ở mỗi nghiệm thức được cho lây nhiễm trực khuẩn P.aeruginosa.
15 ngày sau khi lây nhiễm vi khuẩn, cá được lựa chọn ở mỗi nghiệm thức để phân tích mẫu máu và mô lá lách. Những mẫu cá đều được kiểm tra hàm lượng protein và NTPDase cùng với hoạt tính 5’ nucleotidase, ADA và hàm lượng NOx. Ngoài ra, mẫu cá cũng được đánh giá myeloperoxidae (MPO), hoạt tính catalase (CAT) cùng sự thay đổi superoxide dismutase (SOD).
Cá ở tất cả các nghiệm thức đều có mức tăng tương tự nhau về trọng lượng, chiều dài và lượng ăn vào. Không phát hiện cá chết suốt giai đoạn thử nghiệm. Nhóm cá đối chứng bị nhiễm khuẩn xuất huyết và da đậm màu trong khi nhóm cá nhiễm bệnh ăn bổ sung bã rượu và nhóm cá không nhiễm bệnh không xuất hiện các dấu hiệu này.
Huyết tương và hoạt tính splenic NTPDase ở nhóm cá nhiễm khuẩn giảm thấp hơn so nhóm không nhiễm bệnh. Cá được thử thách dịch bệnh nhưng ăn bổ sung bã rượu nho lại không bị giảm hoạt tính các enzyme trên. Hoạt tính 5’nucleotidase không khác nhau đáng kể. Hoạt tính ADA và hàm lượng NOx trong huyết tương và mô lá lách tăng cao ở nhóm cá bị nhiễm bệnh đối chứng. Hoạt tính MPO và CAT tăng ở nhóm đối chứng nhiễm bệnh, nhưng không thay đổi ở nhóm không nhiễm bệnh hoặc ở nhóm nhiễm khuẩn nhưng ăn bổ sung bã rượu nho. Hoạt tính SOD không có sự khác biệt đáng kể về ở bất cứ nhóm cá nào.
Dựa vào sự thay đổi trao đổi chất, tín hiệu purinergic góp phần vào tiền kháng viêm của các cơ quan dạng bạch huyết miễn dịch suốt quá trình nhiễm khuẩn P.aeruginosa và sinh lý bệnh học. Bã rượu nho đã điều chỉnh đáp ứng kháng viêm bằng cách thay đổi huyết tương và tín hiệu purinergic lá lách. Do đó, bã rượu nho có tiềm năng trở thành công cụ cải thiện đáp ứng miễn dịch và đáp ứng viêm cho những con cá trắm bị nhiễm khuẩn mủ xanh.
Related news
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm hóa sinh liên quan đến độc tính của Aeromonas hydrophỉla, một vi khuẩn thường gây bệnh cho cá, ở Việt Nam chưa có các công trình tương tự.
Trong điều kiện chuyển mùa từ Xuân sang hạ, các loại bệnh, dịch bệnh trên cá nước ngọt thường phát sinh phát triển rất mạnh ở MB nước ta và thường gây thiệt hại cho bà con. Sau đây tôi xin hướng dẫn kỹ thuật phòng và trị bệnh Viêm đường ruột hay còn gọi là đốm đỏ trên cá trắm cỏ.