Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.
Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.
Hiện Chính Phủ đã giao cho hai bộ là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ giá sàn gạo xuất khẩu để có hướng điều hành phù hợp trong thời gian tới.
Nguyên nhân do trong 4 tháng đầu năm, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giảm so với cùng kỳ. Theo Hiệp hội lương thực, thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nước xuất khẩu gạo.
Còn các nước nhập khẩu gạo đang tìm cách nâng cao nguồn sản xuất trong nước, nên đã thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Vì thế, trong thời gian tới xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do đó, ngoài việc thí điểm bỏ giá sàn để giúp doanh nghiệp có thể đàm phán giá xuất khẩu, Chỉnh phủ yêu cầu hai bộ liên quan cân đối xuất khẩu theo từng thị trường, khu vực để xác định chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho phù hợp.
Related news

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần 7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011; năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn (+2,6%) so với năm trước.

Nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, xây đập trên dòng chảy chính tại khu vực hạ nguồn sông Mê Công có thể trở thành mối đe dọa đối với sự sống còn của loài cá tra dầu sinh sống tại đây.

Hàng loạt hộ nuôi nhím ở Phú Quý, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang gặp khó do không tiêu thụ được động vật có nguồn gốc hoang dã này. Cách đây không lâu, nuôi nhím trở thành phong trào rầm rộ khi hàng trăm hộ xây chuồng trại, mua con giống, đẩy giá nhím giống lên trên 10 triệu đồng/đôi.

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.