Chuyển đổi rác thực phẩm hàng không thành thức ăn chăn nuôi thủy sản
Kế hoạch sản xuất protein côn trùng cho ngành thức ăn chăn nuôi thủy sản từ thức ăn thừa bỏ đi của thực phẩm hãng hàng không đã được công bố tại Singapore hôm nay.
Blue Aqua sản xuất tôm thẻ chân trắng bằng hệ thống siêu thâm canh tại hãng hàng không dnata Singapore - nhà cung cấp dịch vụ hàng không hàng đầu toàn cầu đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với cơ sở Blue Aqua Food Tech (Công Nghệ Thức Ăn Thủy Sinh Xanh) để thúc đẩy nền an ninh lương thực tại Singapore. Mối quan hệ hợp tác này sẽ giúp cho Blue Aqua nâng cao chất thải hữu cơ từ các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống và xử lý mặt đất của dnata thành protein côn trùng để chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản.
Blue Aqua xử lý các chất dinh dưỡng không được sử dụng đúng mức từ thức ăn thừa mà những thức ăn thừa này có thể chuyển hóa thành protein côn trùng chất lượng để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như một giải pháp thay thế bền vững và hiệu quả dành cho bột cá truyền thống.
Theo Blue Aqua, so với protein truyền thống thì protein côn trùng là một giải pháp bền vững bởi diện tích đất, nước và khí thải các-bon thấp, mang lại năng suất rất cao. Mối quan hệ hợp tác này sẽ cung cấp cho những người nông dân Singapore khả năng tiếp cận bền vững với thức ăn chăn nuôi động vật được sản xuất nội địa mà theo truyền thống là được nhập khẩu.
Biên bản ghi nhớ là điểm khởi đầu cho mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn giữa Blue Aqua và hãng hàng không dnata, bản ghi nhớ sẽ xem xét quá trình phát triển và thực hiện kế hoạch tổng thể Không Chất Thải. Nhà cung cấp dịch vụ hàng không cũng sẽ thêm Blue Aqua vào danh sách các nhà cung cấp để thu mua hải sản nuôi tại địa phương sử dụng cho các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống của mình.
Dirk Goovaerts - Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của hãng hàng không dnata cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với Blue Aqua để giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm hơn nữa và hỗ trợ chuỗi cung ứng sản xuất thực phẩm tại địa phương. Sáng kiến này sẽ giúp chúng tôi giảm thiểu tác động đến môi trường đồng thời mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng và những cộng đồng xung quanh chúng tôi."
Tiến sĩ Farshad Shishehchian - Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập của tập đoàn quốc tế Blue Aqua cho biết: “Blue Aqua là phe ủng hộ mạnh mẽ cho hoạt động chăn nuôi bền vững và thiết thực kể từ khi thành lập, mối quan hệ hợp tác này với hãng hàng không dnata là một sự ăn khớp hoàn hảo. Chúng tôi rất hứng khởi khi được triển khai những nỗ lực của mình trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm để phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu thông qua mạng lưới của chúng tôi, bắt đầu từ Singapore.”
Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực của họ, tuy nhiên lượng rác thải thực phẩm của đất nước này lên tới 744,000 tấn hàng năm, trong đó có chưa tới 20% trong số này được tái chế. Chương trình từ chất thải chuyển thành chất đạm của Blue Aqua mong muốn giảm đáng kể lượng thức ăn thừa trong chuỗi cung ứng thực phẩm của Singapore thông qua nuôi trồng thủy sản.
Điều này phù hợp với tầm nhìn của Singapore về việc trở thành một Quốc gia Không có Chất thải, có nghĩa là tỷ lệ tái chế phải được tăng lên 70%. Singapore cũng đã đặt mục tiêu sản xuất 30% lương thực nội địa vào năm 2030, đây là một chiến lược dự kiến ngành nuôi trồng thủy sản sẽ đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các trang trại địa phương vẫn phụ thuộc nhiều vào thức ăn và nguyên liệu thô nhập khẩu mà chương trình đang hướng tới mục tiêu giảm bớt đi.
Related news
Nền kinh tế xoay vòng - Tại sao những người nuôi tôm Indonesia thay đổi hình dạng các ao nuôi của họ
Một dự án nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh trong lĩnh vực chăn nuôi cá rô phi của Ai Cập đang đạt được đà phát triển.
Công cụ mới được hứa hẹn sẽ giải quyết các hiện tượng tảo bùng phát gây hại trong nuôi trồng thủy sản