Chuyển Đổi Gần 100 Ha Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Các Loại Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao

Thực hiện nghị quyết của HĐND TP Thanh Hóa về chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cỏ chăn nuôi, trồng lúa kết hợp với nuôi thủy sản giai đoạn 2014 – 2020, thời gian qua, TP Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các xã, phường, các HTX sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Thông tin từ Văn phòng UBND thành phố, hết năm 2014, thành phố đã chuyển đổi được gần 100 ha. Trong đó, chuyển từ vùng sản xuất lúa gặp khó khăn về thủy lợi sang trồng các loại cây trồng khác 53,5 ha; chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản 38,7 ha.
Theo tính toán, với việc sản xuất tập trung, ứng dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa đơn thuần. Có mô hình đạt 100 triệu đồng/ha/năm, riêng trồng hoa đạt 150 triệu đồng/ha/năm...
Từ kết quả đạt được, năm 2015, thành phố tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi từ 1.000 đến 1.500 ha đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi, trang trại, nuôi trồng thủy sản... có giá trị kinh tế cao.
TP Thanh Hóa cũng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi các cho doanh nghiệp và những hộ có nhu cầu tích tụ đất đai đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức dồn điền, đổi thửa và giao đất nhanh cho những hộ thực sự có nhu cầu để phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Related news

Huyện Bắc Mê đã hoàn thành thu hoạch lúa Xuân 2015. Theo đánh giá, vụ Xuân năm nay, bà con nông dân toàn huyện đã giành thắng lợi. Với diện tích gieo trồng 734,54/713,4ha đạt 103% kế hoạch, trong đó diện tích thâm canh 616,4ha; năng suất bình quân toàn huyện ước đạt 53,1 tạ/ha, đạt 95,6% kế hoạch; sản lượng ước đạt gần 4.000 tấn, đạt 98,4% kế hoạch.

“Con cá tra đang đối mặt với nhiều nguy cơ như chi phí đầu vào cao (khoảng 19.500 đồng/kg, trong khi giá bán chỉ 19.000 – 22.000 đồng/kg cá thương phẩm), dẫn đến rủi ro cao” - ông Trần Anh Thư – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho hay.

Thời gian gần đây, Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô tiến hành khảo sát và thực nghiệm trình diễn một số giống ngô tại Ninh Thuận để tìm ra giống có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người dân. Thực tế cho thấy, giống ngô lai VN 8960 đang đem lại niềm tin cho nông dân Ninh Thuận.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho hay Việt Nam đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu cho cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ.

Theo báo cáo kiểm tra tại các địa phương của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua các cơ quan quản lý các cấp (tỉnh, huyện, xã) chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quản ý giống mắc ca theo quy chế cây trồng lâm nghiệp.