Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu vào Mỹ
Chương trình giám thủy sản NK (SIMP) được thiết lạo dành cho một số sản phẩm thủy sản nhất định, các yêu cầu về việc báo cáo và lưu trữ hồ sơ cần thiết nhằm ngăn chặn việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và/hoặc mô tả sai lệch về sản phẩm được NK vào thị trường Mỹ, do đó sẽ góp phần bảo vệ nền kinh tế nước này, đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và chia sẻ nguồn tài nguyên biển một cách bền vững.
Cơ quan Nghề cá thuộc Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra quy định cuối cùng của SIMP vào ngày 9/12/2016. Đây là giai đoạn đầu tiên của chương trình truy xuất nguồn gốc dựa trên các rủi ro, yêu cầu nhà NK phải thu thập để cung cấp và báo cáo các dữ liệu quan trọng từ khi khai thác đến khi đưa vào thị trường Mỹ, trong danh mục của các sản phẩm cá và thủy sản NK được xác định là dễ bị khai thác IUU và/hoặc gian lận thủy sản. Ngày 01/01/2018 là ngày bắt buộc phải tuân thủ quy định này.
Tổng quan về quy định cuối cùng này
Quy định cuối cùng này phản ánh và đáp ứng nhiều ý kiến của cộng đồng và thông điệp chiến dịch nhận từ quy định đề xuất và nhận mạnh nỗ lực của Cơ quan Nghề cá NOAA nhằm xây dựng một chương trình hiệu quả giảm thiểu gánh nặng của việc tuân thủ trong ngành này trong khi cung cấp các thông tin cần thiết để nhận biết các sản phẩm thủy sản NK bất hợp pháp hay bị dán nhãn sai trước khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.
Chương trình Giám sát thủy sản NK đưa ra các yêu cầu về việc cấp phép, báo cáo dữ liệu và lưu trữ đối với các loài thủy sản và sản phẩm thủy sản ưu tiên đã được xác định là dễ bị tổn thương bởi hoạt động khai thác IUU hay dễ bị gian lận thương mại.
Dữ liệu được thu thập sẽ cho phép các loài thủy sản ưu tiên này được tuy xuất từ điểm nhập cảnh vào Mỹ quay lại điểm được khai thác hoặc sản xuất để kiểm chứng xem chúng có được khai thác hay sản xuất hợp pháp không.
Thu thập tài liệu về sản lượng và sản lượng cập cảng của những loài thuỷ sản ưu tiên sẽ được hoàn thành thông qua hệ thống Dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS), là cổng dữ liệu riêng của Chính phủ Hoa Kỳ cho việc báo cáo tất cả các hàng hoá xuất và NK.
Chương chình SIMP không phải là chương chình cấp nhãn, cũng không phải chương trình đối mặt với người tiêu dùng. Phù hợp với đạo luật Magnusisn –Stevens (theo chương trình quy định đã được ban hành) và đảm bảo nghiêm ngặt về thông tin của hệ thống ITDS- các thông tin thu thập được trong khuôn khổ Chương trình này sẽ được bảo mật.
Ghi chép của nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu lưu trữ về chuỗi hành trình sản phẩm thủy sản hoặc sản phẩm từ thủy sản từ điểm khai thác đến điểm nhập cảnh vào Mỹ.
Một số loài ưu tiên
Bào ngư, cá tuyết Đại tây dương, ghẹ xanh Đại tây dương, cá nục heo, cá song, cua huỳnh đế đỏ, cá tuyết Thái bình dương, cá hồng, hải sâm, các loài cá nhám, tôm, cá kiếm và các loài cá ngừ (cá ngừ albacore, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây xanh).
Thời gian thực hiện
Từ ngày 01/01/2018 là ngày bắt buộc tuân thủ đối với hầu hết các loài trong danh sách ưu tiên trong quy định, riêng tôm và bào ngư sẽ được hoãn lại ở giai đoạn sau. Ngày có hiệu lực của quy định này đối với tất cả các sản phẩm tôm và bào ngư NK – được khai thác tự nhiên và nuôi – sẽ được giữ lại cho đến khi có báo cáo tương xứng và/hoặc yêu cầu lưu giữ hồ sơ đã được thiết lập cho ngành nuôi trồng thủy sản nội địa của Mỹ - đối với sản phẩm tôm và bào ngư nuôi. Vào thời gian đó, Cơ quan Nghề cá NOAA sẽ thông báo ngày tuân thủ cho các sản phẩm bào ngư và tôm.
Related news
Nhà nước có chủ trương chuyển đổi một phần đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây và con khác có hiệu quả hơn.
Thức ăn thủy sản sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 với quy định cấm sử dụng các chất kháng sinh có chức năng kích thích tăng trưởng trong TĂCN.
Đầu tháng 7 vừa qua, đoàn cán bộ nông nghiệp TP.HCM đã có chuyến học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Nhật Bản.