Chương Mỹ loay hoay tìm vốn đầu tư nông thôn mới
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn và 30 xã với diện tích rộng và điều kiện tự nhiên khá đa dạng. Khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, Chương Mỹ cũng được đánh giá là một trong những huyện có xuất phát điểm thấp, còn nhiều khó khăn của thành phố. Đơn cử như năm 2010, với các tiêu chí như giao thông, thủy lợi, trường học, toàn huyện chỉ có 1 xã cơ bản đạt chuẩn, chiếm 3,3%. Nhiều tiêu chí khác như cơ sở vật chất (CSVC) văn hóa, chợ nông thôn, thu nhập, hộ nghèo… thậm chí còn chưa có xã nào đạt chuẩn.
Với sự quyết tâm vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, đến nay, huyện đã có 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Ngoài ra, xã Trần Phú đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí NTM nhưng chưa được công nhận; 5 xã đạt và cơ bản đạt 17 - 18 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 11 tiêu chí trở lên. Năm 2016, huyện phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn NTM.
Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng, qua đánh giá đến hết năm 2015, các tiêu chí giao thông, thủy lợi, CSVC văn hóa trên địa bàn vẫn đạt ở mức thấp. Đây là các tiêu chí liên quan đến giải phóng mặt bằng và kinh phí đầu tư lớn, trong khi đó, nguồn lực của địa phương còn hạn chế và nguồn thu từ đấu giá đất còn chậm, giá đất thấp.
Trên địa bàn có Quốc lộ 6 đi qua, là tuyến đường huyết mạch, góp phần phát triển các vùng phía tây của Thủ đô nhưng gần chục năm nay chưa được địa phương quan tâm đầu tư và khai thác hiệu quả. Thêm vào đó, theo lãnh đạo huyện Chương Mỹ, huyện có số trường học đứng đầu thành phố, nếu không được hỗ trợ đầu tư CSVC thì khó hoàn thành được chỉ tiêu trường, lớp đạt chuẩn và như vậy, đích đến NTM sẽ còn rất gian nan. Hiện, toàn huyện còn 14 xã chưa đạt tiêu chí về trường học (chiếm 47%) và 16 xã chưa đạt tiêu chí giao thông (53%).
Related news
Với việc ngay từ đầu xác định doanh nghiệp (DN) là lực lượng quan trọng để xây dựng nông thôn mới (NTM), TP.HCM đã thiết lập những chính sách phù hợp để phát huy tiềm lực này.
Về huyện miền núi Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông hỏi mô hình kinh tế nông nghiệp nào hiệu quả, chị Chung Thị Lân được giới thiệu đầu tiên. Chị là người phụ nữ giỏi dang nhất vùng khi làm mô hình nuôi tằm bằng lá dâu lai, cho tằm làm tổ trên né gỗ…
Ở huyện Lý Sơn, từ bao đời nay, tỏi luôn là cây kinh tế chủ lực. Loại cây trồng này giúp người dân đất đảo có cuộc sống ngày một khấm khá hơn. Thế nhưng, vừa qua tỏi mất mùa, khiến nhiều nông dân lo lắng về những vụ mùa tỏi tiếp theo.