Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Chuẩn Bị Điều Kiện Trước Khi Nuôi Gà Công Nghiệp Lông Trắng

Chuẩn Bị Điều Kiện Trước Khi Nuôi Gà Công Nghiệp Lông Trắng
Publish date: Thursday. August 1st, 2013

Xin giới thiệu với bà con cách chuẩn bị điều kiện trước khi nuôi gà CN lông trắng.

1. Chuồng nuôi gà

Chuồng nuôi gà phải được thiết kế đúng kỹ thuật, bảo đảm độ thông thoáng để thoát nhanh khí độc; nếu nuôi kín cần có hệ thống quạt hút đẩy không khí. nền chuồng cao ráo tráng xi măng nhẵn, có độ dốc ra máng tiêu nước để thoát nước nhanh. Bố trí chuồng nuôi gà ở nơi cao ráo, xa khu dân cư tối thiểu 500m.

Ở vùng trung du cần đặt chuồng gà gần nơi cso nguồn nước ngầm. Các cửa ra vào, cửa sổ được che bằng lưới kim loại hoặc nhựa để ngăn chim mang nguồn bệnh sa vào. Trong điều kiện nuôi thông thoáng, cần làm rèm che chắn (bằng vật liệu rẻ tiền sẵn có) có thể kéo ra vào nhanh và thuận tiện.

Trước khi đưa gà vào nuôi 2 tuần, phải làm vệ sinh tẩy uế chuồng theo quy định, để cắt đứt chu kỳ (vòng đời) sinh sản và phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh.

- Lớp dăm bào độn chuồng (đã nuôi gà) phải chuyển xa ra chuồng để ủ.

- Thức ăn thừa của đàn gà trước không được sử dụng cho đàn gà sau.

- Phải sửa chữa, lau đầu mỡ máy móc, trang bị cơ khí chăn nuôi (nếu có) như: máng ăn uống tự động, quạt thông khí, xe vận chuyển thức ăn, hệ thống sưởi điện, lò sưởi, máy điều hoà nhiệt độ, ẩm độ, nhiệt kế, ẩm kế...

- Các kho phụ (ngay trong nhà nuôi) chứa thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, bao hoặc thùng đựng thức ăn phải rửa sạch, sát trùng để khô ráo mới sử dụng.

- Các thiết bị như chụp sưởi, máng ăn, máng uống... được đặt sẵn trong chuồng trước khi nhận gà.

- Chất độn chuồng đảm bảo sạch nấm mốc, hút ẩm và dễ bay hơi. Độ dày của lớp độn chuồng tuỳ mùa vụ thay đổi từ 10-20cm. Có thể sử dụng lại chất độn chuồng đã nuôi lứa gà trước, vì thời gian nuôi gà broiler ngắn, tiết kiệm được ở nhiều khâu (thời gian vệ sinh, nhân công, vận chuyển, chất độn...) nhưng cần chú ý:

+ Chuồng gà được quét sạch bụi, mạng nhện ở trần mái, tường cửa sổ, rèm che... sau đó phun formol 2%.

+ Làm tơi lớp dăm bào độn chuồng cũ, nhặt sạch các mảnh kim loại, gỗ, lông..., phun formol 2% vào lớp độn sau đó rải một lớp độn mới lên chỗ quây gà con tuần đầu như vậy sẽ tiết kiệm hơn.

+ Chất độn chuồng cũ chỉ được dùng lại khi đàn gà nuôi trước đó không bị nhiễm bệnh.

+ Dùng lại lớp độn chuồng cũ trong điều kiện nuôi thông thoáng tự nhiên hoặc có hệ thống quạt thông khí.

+ Không dùng chất độn chuồng cũ bị ướt, không bánh nhiều.

+ Nếu lớp độn chuồng cũ không đủ dày thì bổ sugn chất độn mới đã được khử trùng.

2. Đưa gà về nuôi

Trước khi đưa gà về nuôi phải kiểm tra lần cuối cùng số trang thiết bị chăn nuôi (chụp sưởi, máng ăn, máng uống, đồ bảo hộ lao động, dụng cụ thú y...) đủ để nuôi số lượng gà đã định.

- Kiểm tra hệ thống thông gió, hệ thống chống gió bão, thời tiết lạnh (bạt che...).

- Cho hệ thống cấp nhiệt trong chuồng (đèn sưởi, đèn điện, bếp dầu, bếp than củi...) hoạt động trước khi đưa gà về nuôi từ 3-4 giờ.

- Nước uống đặt sẵn trong quây từ 2-3 giờ trước khi đưa về nuôi. Bổ sung máng uống cho gà ở 2 tuần đầu, mỗi máng (2-4 lít nước) phục vụ cho 100 gà, cho 50 gà nếu dùng máng nhỏ hơn.

- Xác định diện tích nền chuồng cho 1 gà và khối lượng gà broiler trưởng thành. Số lượng gà nhốt thường từ 400-500 gà trong 1 quây làm bằng cót hoặc bìa các tông cứng có đường kính 3m, chiều cao 45-50cm...

- Khi gà về, phải chuyển nhanh gà vào quây, thả gà con dưới chụp sưởi.

- Tập cho gà con uống nước, sau 1-2 giờ cho tất cả gà uống nước rồi mới đổ thức ăn vào khay. Nếu để cho gà con chưa uống nước đã ăn thì chúng sẽ bị bội thức vàbị chết.

- Trong 24 giờ đầu, cho gà ăn ngô nghiền để gà tiêu hết chất bổ còn lại trong lòng đỏ, gà sẽ khoẻ mạnh, ít bị ỉa chảy.

- Phải thường xuyên quan sát đàn gà trong 7-10 ngày đầu để biết tình hình sức khoẻ, sức ăn uống, chế độ nhiệt cho gà. Nếu gà con tụm lại dưới chụp sưởi thì phải tăng công suất bóng điện hoặc hạ thấp chụp. Nếu đàn gà tản xa chụp, thở nhiều thì giảm công suất điện hoặc mở rộng quây. Chú ý quan sát gà vào ban đêm vì nhiệt độ chuồng thường thay đổi đột ngột về đêm.

- Nếu gà bị lạnh, hoặc bị nóng đều làm giảm ăn uống của gà dẫn tới chậm lớn và mắc bệnh.

- Cần ghi chép và lưu giữ số liệu về nguồn gốc đàn gà, ngày nở, số lượng gà nhận, nơi nhận gà, số lượng thức ăn và số gà chết hàng ngày, ngày cấp vacxin, thuốc các loại... và những dấu hiệu không bình thường ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn gà.

- Những gà chết, gà bệnh hàng ngày loại bỏ khỏi chuồng, được mổ khám để xác định bệnh. Xác gà đựng trong thùng có nắp kín, sau đem thiêu hoặc chôn trong hố tự hoại.

- Diện tích quây gà được nới dần theo độ tuổi của gà, sau 12-15 ngày tuổi nên bỏ quây, tuỳ thời tiết và mùa vụ: mùa hè sau 2-3 tuần; mùa đông sau 4-5 tuần tuổi.

- Thu hẹp diện tích chuồng khi gà ở 3 tuần tuổi đầu, thường thu hẹp từ 1 phần 2 đến 1 phần 3 diện tích chuồng bằng vách ngăn tạm thời để đỡ bị mất nhiệt.

- Mật độ gà nuôi: Trong điều kiện nuôi thông thoáng tự nhiên (ở Việt Nam), gà dưới 4 tuần khoảng dưới 24 gà cho 1 m2 nền chuồng; 5-7 tuần tuổi khoảng 10-12 gà cho 1 m2 nền chuồng, sau 7 tuần tuổi khoảng 7-9 gà cho 1 m2 nền chuồng.

- Vào mùa đông vẫn phải duy trì hệ thống sưởi với số lượng ít (mỗi ô chuồng từ 1-2 chụp sưởi) lúc gà 4-5 tuần tuổi, đề phòng thời tiết lạnh dưới 15 độ C.

- Gà càng lớn, lượng khí độc và độ nhiễm bẩn trong chuồng càng cao, trong khi đó lượng oxy yêu cầu càng nhiều. Vì vậy quanh năm phải đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt. Không để quạt thổi trực tiếp vào đàn gà.


Related news

Kiểm soát việc đòi ấp ở nuôi gà thả vườn Kiểm soát việc đòi ấp ở nuôi gà thả vườn

Dan L.Cunningham – nhà khoa học về phát triển gia cầm của trường Georgia tư vấn về cách thay đổi môi trường để làm giảm thói quen đòi ấp của gà nuôi thả vườn – bài được đăng tải trong số tháng 5 - tạp chí Poultry Típs của trường.

Wednesday. March 30th, 2016
Chẩn đoán phân biệt bệnh cúm gia cầm với Newcastle ở gà trong thực tế sản xuất Chẩn đoán phân biệt bệnh cúm gia cầm với Newcastle ở gà trong thực tế sản xuất

Chẩn đoán phân biệt bệnh cúm gia cầm với Newcastle ở gà trong thực tế sản xuất

Wednesday. March 30th, 2016
Gây mê gia cầm bằng khí CO2 mối quan tâm trên toàn thế giới Gây mê gia cầm bằng khí CO2 mối quan tâm trên toàn thế giới

Trên toàn cầu, mối quan tâm về hệ thống gây mê gia cầm bằng khí CO2 đang phát triển, đặc biệt là những hệ thống có công thức CO2 5-6 phút. Công nghệ chế biến thực phẩm Meyn, Marel Stork và nhà khoa học Wageningen đã đưa ra quan điểm của mình về những diễn biến mới nhất này.

Wednesday. April 6th, 2016
Các đối tượng cho vaccine IBV gia cầm đã được xác định Các đối tượng cho vaccine IBV gia cầm đã được xác định

Một vắc xin gia cầm được sử dụng phổ biến, vắc xin viêm phế quản truyền nhiễm Arkansas, chứa quần thể virus có sự thay đổi chút ít về mặt di truyền. Một dự án nghiên cứu tài trợ USPOULTRY đã phát hiện rằng điều này có thể giải thích do những phản ứng khác nhau được tìm thấy ở vắc xin này.

Wednesday. April 6th, 2016
Biến đổi khí hậu và nghề chăn nuôi gia cầm Biến đổi khí hậu và nghề chăn nuôi gia cầm

Theo báo cáo của trung tâm về trang trại Anh trong mục Biến đổi khí hậu thì gia cầm dễ gặp nguy hiểm đặc biệt đối với sự thay đổi khí hậu vì gà chỉ có thể chống chịu trong phạm vi nhiệt độ hẹp. Người chăn nuôi gia cầm cần quan tâm đến việc tạo sự thích nghi để giúp giảm chi phí, rủi ro và lợi nhuận trong tương lai.

Thursday. April 7th, 2016