Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Chữa Bệnh Tụ Huyết Trùng Cho Trâu Bò

Chữa Bệnh Tụ Huyết Trùng Cho Trâu Bò
Publish date: Tuesday. July 23rd, 2013

Bệnh tụ huyết trùng trâu bò do vi khuẩn Pasteurella boviseptica, chúng làm cho trâu bò bị tụ huyết ở phổi nên phổi không cấp đủ ôxi vào máu, trâu bò chết nhanh sau vài ba ngày nhiễm bệnh, sau kỳ mưa dài ngày trâu bò hay phát bệnh này.

Tỷ lệ chết có thể đến 100% rất đột ngột, có con trên đường đến trạm thú y chữa đã bất ngờ lăn ra chết, ở da bụng nổi màu tím hoa cà rất đặc trưng, còn bò khi đánh lông sẽ thấy lấm tấm những nốt đỏ bằng hạt đỗ xanh trên da. Phổi xung huyết rất nặng, màu tím nẫu, bỏ vào nước không chìm, danh từ chuyên môn gọi là phổi bị nhục hóa. Triệu chứng lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò: Sốt cao trên 41 độ C, bỏ ăn không nhai lại, chướng bụng và bí ỉa.

Nếu trong đàn đã có con bị tụ huyết trùng ban đêm chỉ cần soi đèn pin nếu thấy môi trên nước chảy nhỏ giọt chắc chắn con đó đã mắc bệnh vì lưỡi bị cứng lại không liếm môi được, chữa ngay những con này là kịp thời. Có thể dùng 3g Streptomycin hoặc 3g Kanamycin + 2 triệu UI pénicillin tiêm ngày 2 lần nếu thấy nhai lại, ỉa phân là đã chắc khỏi 100%. Có thể dùng thuốc thú y hay nhân y đều được. Nhiều người quan niệm thuốc thú y nặng hơn thuốc nhân y là không đúng, chỉ có điều thuốc nhân y tinh khiết hơn nên đắt hơn mà thôi.

Hai loại thuốc này (strep và peni) nên tiêm riêng không nên pha ít nước cất và tiêm chung một lần, vì một loại có tính axit, một loại có tính kiềm nên trộn lẫn trong một sơranh thuốc sẽ giảm tác dụng. Còn những con có giá trị cao như bò sữa nên dùng Cefalosporin (thuốc nhân y). Bò sữa lớn có thể dùng 5 – 6 lọ 1g cho 1 lần tiêm, chỉ cần tiêm ngày 1 lần là đủ. Loại của Ấn Độ giá chỉ khoảng 10.000đ/1 lọ 1g có kèm dung môi. Loại của Hàn Quốc, Mỹ thì đắt hơn khoảng 30.000đ/1 lọ 1g có thứ nào ta dùng thứ nấy.

Tùy theo tay nghề của thú y viên có thể tiêm tĩnh mạch tai, tĩnh mạch cổ hoặc bắp thịt đều được. Thịt trâu bò bị tụ huyết trùng đem nấu chín có thể ăn được, còn lòng, thủ, vó nhất là phổi nên chôn sâu, rắc vôi bột lên trên rồi nện kỹ không để chó bới ra ăn. Nếu chó ăn phải phổi trâu bò bị tụ huyết trùng sẽ chết sau 12 đến 14 ngày và lại là nguồn bệnh. Còn nhà có nuôi lợn thì không nên mang thịt sống về nhà vì có thể lây sang lợn.

Chẩn đoán lâm sàng là cách tốt nhất để dập tắt dịch tụ huyết trùng trâu bò vì nếu đem xét nghiệm thì nhanh nhất cũng phải 6 – 7 ngày mới có kết quả lúc đó dịch đã lan rộng. Đây là kinh nghiệm trong nhiều năm chữa trị bệnh này mong góp phần nào cho người chăn nuôi nghèo giữ được cái "đầu cơ nghiệp"


Related news

Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh phụ thuộc 02 yếu tố chính

Wednesday. April 4th, 2018
Cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo Cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Mô hình“Cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo kết hợp trồng cỏ”. giúp người dân chủ động cải tạo được giống, từng bước nâng cao chất lượng đàn bò

Thursday. April 5th, 2018
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò và cách phòng trị Bệnh tụ huyết trùng trâu bò và cách phòng trị

Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường hoặc gia súc thay đổi điều kiện sống, điển hình ở trâu, bò chuyển vùng.

Monday. April 16th, 2018
Khi nào nên phối giống lại cho bò? Khi nào nên phối giống lại cho bò?

“Tiêu chuẩn vàng” một thời là sau đẻ 60 ngày bò cần cho chửa lại để 1 năm có thể có 1 bê, và 60 ngày cạn sữa chuẩn bị cho chu kỳ sữa tiếp.

Wednesday. April 18th, 2018
Giảm đau cho bê bị cắt sừng Giảm đau cho bê bị cắt sừng

Giảm đau ở các loài vật nuôi trong nhà và thực phẩm đã trở thành mối quan tâm ngày càng tăng trong thập niên vừa qua

Wednesday. April 18th, 2018