Chủ Động Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long
Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.
Ngành nông nghiệp tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đóng trên địa bàn xã Long Định cũng như phối hợp cử cán bộ kiểm tra, khảo sát tình hình gây hại của bệnh đốm trắng trên cây thanh long, đề xuất hướng phòng chống, xử lý hữu hiệu. Trước mắt, khuyến cáo bà con khơi thông kênh mương, thoát nước tốt cho vườn thanh long; gom các cành và trái bị bệnh tiêu hủy; sử dụng phân chuồng hoai mục và nấm đối kháng Trichoderma; bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, không bón thừa đạm.
Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng phân gia cầm tươi bón cho cây thanh long. Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, áp dụng triệt để các biện pháp trên sẽ giúp nhà vườn hạn chế tối đa tác hại và sự lây lan của căn bệnh đốm trắng trên vườn thanh long. Bệnh đốm trắng trên thanh long đã xác định được tác nhân gây bệnh và lan truyền là do nấm Scytalidium dimidiatum gây ra. Bệnh gây hại trên cả thân, cành, hoa và trái thanh long, gây thất thu lớn cho bà con bởi không tiêu thụ được nông sản.
Tốc độ bệnh lây lan khá nhanh, nhất là trong mùa mưa, ẩm độ cao, ở những vườn không thông thoáng, kém vệ sinh, đặc biệt là vườn bón nhiều phân đạm và sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm trắng đang gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn trồng chuyên canh thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Long An. Tại vùng chuyên canh thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) có khoảng 50 ha bị bệnh đốm trắng tấn công.
Related news
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.
Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.
Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).
Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.