Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chống rét hại cho cây ăn quả

Chống rét hại cho cây ăn quả
Author: Nguyễn Văn Duy
Publish date: Friday. March 23rd, 2018

Tháng 2 là tháng có nhiều loại cây ăn quả như: Vải, nhãn, xoài, bưởi, cam, chanh, quất, quít…. ra nụ, nở hoa và đậu quả. Dự báo sắp tới còn có vài đợt rét hại tăng cường, đặc biệt vùng núi cao có sương muối, băng tuyết khốc liệt diễn ra ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Nếu không có biện pháp phòng chống rét cho cây ăn quả sẽ gây thất thu lớn.

Xin giới thiệu một số kinh nghiệm chống rét đậm cho cây ăn quả.

1. Tăng cường bón phân, chăm sóc cho cây ăn quả:

Tưới đủ ẩm cho cây ăn quả, nhất là các loại cây đã nhú nụ. Bón phân cho cây ăn quả sớm đầu tháng 2, bón cân đối giữa đạm, lân và kali theo tỷ lệ 1:1:1, phân kali có tác dụng làm giảm độ nhớt trong chất nguyên sinh của tế bào chất giúp cho quá trình hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây được thuận lợi, hoạt động mạnh, cây hút được nước, dinh dưỡng và nước tăng khả năng chống rét.

Những cây ăn quả có bộ lá xanh thẫm biểu hiện thừa đạm bón thêm phân kali và lân su pe, không bón đạm. Có thể phun phân kali Multy-K qua lá 1-2 lần bổ sung kịp thời kali qua lá nhất là trong điều kiện thời tiết rét hại (nhiệt độ dưới 100C cây ngừng hút dinh dưỡng và nước).

Tỉa thưa hợp lí cành la, cành vóng, cành vượt, cành bị sâu, bệnh hại đối với những cây chưa nhú nụ, làm bộ tán thông thoáng.

Có thể sử dụng chất tăng trưởng Vườn sinh thái đa năng hoặc loại chuyên dùng cho cây ăn quả phun cho cây. Đây là sản phẩm sạch, hoàn toàn không độc hại với cây trồng và người sử dụng. Phun cho cây ăn quả giai đoạn nụ 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, trước khi nở hoa 3-5 ngày và khi đậu quả- quả non phun thêm 2-3 lần nữa, nồng độ 10ml/20lít nước/300m2 tán lá. Chất tăng trưởng Vườn sinh thái giúp cho cây đậu nhiều quả, quả to, chín sớm trước thời vụ 10-15ngày làm tăng giá trị sản phẩm.

2. Phòng trừ kịp thời các loại dịch sâu, bệnh mới phát sinh, gây hại:

Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại chủ yếu có bệnh mốc sương, gây hại trên các loại cây vải, nhãn, xoài, cam, chanh, quít, bưởi. Cần phòng, trừ bệnh đốm lá, mốc sương bằng các loại thuốc nội hấp đặc hiệu trừ bệnh này như: Aliette 80WP; Alpine 80WP, Ridomin Gold 72%; Ricide 72WP... nồng độ 0,2%, phun 2-3 lần. Trước khi nở hoa 5-7 ngày và khi đậu quả bằng hạt đậu tương, phun cách nhau 15-20 ngày/lần. Các loại thuốc nội hấp này sau khi phun 4-6 giờ gặp mưa không cần phải phun lại, thuốc có hiệu lực kéo dài sau khi phun thuốc 15-20 ngày.


Related news

Phân bón hữu cơ sinh học, giải pháp cho nhà nông Phân bón hữu cơ sinh học, giải pháp cho nhà nông

Trái cây tươi xuất khẩu của nước ta không chỉ đòi hỏi cao về vấn đề an toàn thực phẩm, còn phải đối mặt với hàng loạt các rào cản kỹ thuật khác

Friday. March 22nd, 2019
Mạnh dạn khởi nghiệp từ nông sản sạch Mạnh dạn khởi nghiệp từ nông sản sạch

Mô hình của anh Lộc có 3 nhà lưới với quy mô 1.800 m2, chuyên sản xuất các loại rau quả sạch an toàn theo công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel

Friday. March 22nd, 2019
Khâm phục ý chí làm giàu của đôi vợ chồng khởi nghiệp từ 5 ha đất hoang Khâm phục ý chí làm giàu của đôi vợ chồng khởi nghiệp từ 5 ha đất hoang

Sớm biết được những tiềm năng sẵn có của địa phương, vùng đất đỏ bazan màu mỡ, ban đầu vợ chồng anh khai hoang 5 ha đất hoang để khởi nghiệp.

Friday. March 22nd, 2019
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau cần nước Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau cần nước

Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cần nước bà con có thể quan tâm: chọn địa điểm trồng rau cần nước, làm đất, chuẩn bị cây trồng, cấy trồng cây cần nước, tưới nước

Saturday. March 23rd, 2019
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na Thái Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na Thái

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật để bà con có vườn na Thái cho năng suất cao, chất lượng quả tốt: đất đai, ánh sáng và độ âm, nhiệt độ, thời vụ trồng, cách trồng

Saturday. March 23rd, 2019