Chống lại các bệnh trên tôm từ probiotics
Ngành nuôi tôm trên toàn thế giới đang có sự phát triển nhanh chóng tuy nhiên dịch bệnh vẫn là yếu tố chính hạn chế sự phát triển. Bài viết này thảo luận về lợi ích của chế phẩm sinh học và những chủng vi sinh giúp tăng cường sự miễn dịch của tôm nuôi giúp phòng trị bệnh trên tôm.
Các bệnh do virus đang là mối lo ngại lớn trong nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm, bởi chúng chúng gây tỉ lệ chết khá cao từ đó gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi phải chuyển nhận thức sang an toàn sinh học, nghĩa là cải thiện các phương pháp nuôi tôm cũng như các hệ thống nuôi đảm để hạn chế sự xâm nhập và lây lan của mầm bệnh. Probiotic được sử dụng để kiểm soát mầm bệnh thông qua nhiều cơ chế khác nhau; do đó, chúng được xem là một thay thế cho điều trị bằng kháng sinh. Probiotic ngoài việc là vi khuẩn có lợi còn có hoạt tính chống virus.
Những bệnh do virus trên tôm
Một số phương pháp giúp kiểm soát bệnh tôm
1. Chất lượng tôm giống được đảm bảo
Tôm giống trước khi thả nuôi phải được xét nghiệm sự hiện diện của các mầm bệnh phổ biến và được chứng nhận sạch bệnh.
2. Quản lý bệnh
Các yếu tố cần thiết trong quản lý bệnh là xử lý nước cấp, nước thải, bùn thải, xử lý tôm chết bệnh và các quy trình sau thu hoạch và an toàn sinh học trong trang trại. Thông thường nông dân ở các nước châu Á thường xả nước thải ra môi trường mà không cần xử lý điều này làm tăng nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Không xử lý triệt để tôm chết gây ra sự lây truyền và lây lan của bệnh. Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) lây lan theo chiều ngang qua môi trường nước, thức ăn và sự có mặt của các động vật sống bị nhiễm bệnh (cua, còng...).
3. Quản lý nước thải
Các biện pháp khác nhau đã được áp dụng để xử lý chất thải và nước thải. Các loài cá như cá rô phi và cá măng được nuôi trong các ao lắng với vai trò như các bộ lọc sinh học, và nước thải được xả vào các ao lắng một thời gian trước khi cấp vào bể nuôi tôm. Để giảm tác động tiêu cực của nước thải, việc sử dụng sản phẩm vi sinh vật có hiệu quả đã được đề xuất. Thông thường, nông dân làm khô ao trong một đến hai tháng, sau đó cày và thu gom bùn ở đáy ao, sau đó thực hiện các phương pháp khử trùng, sấy khô và xả nước để đảm bảo rằng đáy ao được làm sạch và phù hợp cho nuôi tôm. Tái chế nước và cung cấp nước thông qua ao lắng là một số phương pháp được khuyến nghị để giảm thiểu nước thải ao nuôi tôm.
4. Thực khuẩn thể - Phage
Thực khuẩn thể (phage) là một thể “ăn” vi khuẩn, hay nói cho đúng: là virus của vi khuẩn, nó có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn.
Thay thế kháng sinh bằng phage là một lựa chọn rất khả quan trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát việc chuyển vi khuẩn có thể gây hại cho cá và người tiêu dùng. Việc sử dụng các sinh vật này gây nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn làm giảm đáng kể tác động môi trường của các trang trại nuôi cá, đồng thời tăng khả năng sinh lời bằng cách giảm tỷ lệ chết ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất.
5. Sử dụng hóa chất/kháng sinh
Để kiểm soát mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản người ta thường sử dụng các hóa chất như: BKC, iodine, Chlorine, Formal…
Ngoài oxytetracyline các kháng sinh khác được sử dụng trong nuôi tôm như tetracycline, Amoxicillin, Florfenicol, v.v. Xem thêm danh sách kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên biện pháp sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm cần được hạn chế bởi tác hại lâu dài mà nó mang lại.
6. Probiotic trong nuôi tôm
Vi khuẩn axit lactic được sử dụng làm chế phẩm sinh học để cải thiện tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Các vi khuẩn có lợi cho nuôi trồng thủy sản đã được phân lập từ trầm tích nước biển và trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Tầm quan trọng của các hệ vi sinh vật có lợi này được liệt kê trong Bảng dưới. Chúng đã được chấp nhận là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng kháng sinh hoặc các chất hóa học và được xem là một phương pháp toàn diện về môi trường cũng như sức khỏe vật nuôi.
Vi sinh vật bản địa (những loài vi khuẩn có nhiều trong môi trường nuôi và cơ thể tôm) và ảnh hưởng của chúng đến tôm nuôi.
Probiotic có vai trò kích hoạt hệ thống phòng thủ miễn dịch của tôm. Tôm có một hệ thống miễn dịch kém và men vi sinh được biết là đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đáp ứng miễn dịch ở tôm. Vi khuẩn Lactobacillus plantarum đã được báo cáo để tăng cường các phản ứng miễn dịch và biểu hiện gen ở tôm thẻ chân trắng, khi được cho ăn bổ sung. L. plantarum được biết có vai trò tăng cường hoạt động miễn dịch và hiệu quả tiêu diệt Vibrio alginolyticus và tăng tỉ lệ sống của tôm khi thử thách. Những hiệu quả đó được quan sát khi bổ sung liều 1010 CFU/Kg thức ăn trong 168h.
Lactobacillus plantarum cũng có hiệu quả cao với Vibrio harveyi. Trong thử thách thử nghiệm với V. harveyi, Tôm thẻ chân trắng cho thấy sức đề kháng tăng lên khi so sánh với nhóm đối chứng. Điều này là do chủng vi khuẩn có lợi cho thấy tác dụng miễn dịch đối với vật chủ. Các vi khuẩn sinh học được biết là tạo ra các hợp chất ngoại bào có thể kích thích phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.
Probiotic từ Pediococcus acidilactici cho thấy tác dụng bảo vệ tôm thẻ chống sự oxy hóa và stress khi thử thách với Vibrio nigripulchritudo. Chủng vi khuẩn có hiệu quả trong việc duy trì mức độ chống oxy hóa trong một thời gian dài hơn so với các nhóm đối chứng và không thử thách. Điều này cho thấy rằng các vi khuẩn probiotics bên cạnh việc tăng cường khả năng phòng vệ miễn dịch cũng duy trì mức độ phòng vệ trong tôm mang lại sự bảo vệ lâu dài.
Những chủng vi sinh vật được sử dụng như là probiotics trong nuôi tôm
Từ các báo cáo cho thấy bổ sung men vi sinh có kết quả tốt hơn khi sử dụng từ khi bắt đầu quá trình nuôi tôm so với sau khi dịch bệnh bùng phát. Vì vậy, gợi ý tốt nhất là đưa chế phẩm sinh học vào chế độ ăn thường xuyên của động vật để ngăn ngừa nó khỏi các bệnh nhiễm trùng khác nhau, giữ cho động vật khỏe mạnh và làm tăng giá trị kinh tế.
Bestha Lakshmi, Buddolla Viswanath và D.V.R.Sai Gopal Journal of Pathogens/ Volume 2013, Article ID 424123, 13 pages.
Related news
Chính vì thế sử dụng kháng sinh là cách phổ biến trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát các bệnh do vi khuẩn
Những năm qua, đã có nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ ứng dụng trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng, được triển khai ở nhiều công đoạn suốt quá trình nuôi
Khám phá cách thức của sự biến đổi gen tự nhiên trên động vật thủy sản để kháng lại các mầm bệnh do vi rút và phương pháp lựa chọn bộ gen trong việc cải thiện