Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Chính sách tín dụng cho người nuôi tôm, cá tra

Chính sách tín dụng cho người nuôi tôm, cá tra
Publish date: Monday. June 1st, 2015

Về phạm vi và đối tượng áp dụng: Quyết định này quy định về việc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2013.

Theo đó, Tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong việc trả nợ bằng việc cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng (bao gồm cả thời gian đã được cơ cấu lại nợ); không thu lãi quá hạn, lãi phạt đối với các khoản nợ được cơ cấu. Đồng thời, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau; trường hợp khách hàng đã trả xong nợ gốc, chưa trả hết nợ lãi thì Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng để có kế hoạch thu dần hàng năm tiếp theo. Miễn, giảm lãi vay theo quy định của Tổ chức tín dụng.

Đối với các khoản nợ quá hạn của khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, Tổ chức tín dụng trên cơ sở xác nhận của UBND cấp xã về việc khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh...) để quyết định khoanh nợ trong thời hạn 3 năm đối với khách hàng. Tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế yêu cầu khách hàng đủ điều kiện khoanh nợ, hoàn tất các thủ tục khoanh nợ để tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 31/7/2014.

Trong thời gian khoanh nợ, Tổ chức tín dụng tính lãi nhưng không thu của khách hàng; trường hợp sau 3 năm khách hàng trả được đầy đủ gốc thì xóa lãi cho khách hàng; trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc thì Tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật.

Số lãi khách hàng chưa trả được đến thời điểm khoanh nợ, Tổ chức tín dụng xem xét thực hiện miễn, giảm lãi theo các quy định hiện hành (không tính lãi quá hạn, lãi phạt). Tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ đang áp dụng đối với khoản nợ tại thời điểm khoanh nợ.

Ngoài ra, Tổ chức tín dụng được tiếp tục xem xét cho khách hàng vay mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi và không phụ thuộc vào các khoản nợ đã được xử lý theo quy định nói trên của Quyết định này.

Cũng theo Quyết định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn tương ứng với số tiền Tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ cho khách hàng với lãi suất bằng không (0%/năm). Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với thời gian 3 năm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào danh sách khách hàng đủ điều kiện khoanh nợ do Tổ chức tín dụng báo cáo để thực hiện giải ngân đối với Tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND cấp xã tiến hành việc xác nhận khách hành trên địa bàn gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng khoanh nợ theo quy định tại Quyết định này. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển bền vững lĩnh vực sản xuất tôm và cá tra tại địa phương.

Tags: chinh sach tin dung, nguoi nuoi tom, ca tra


Related news

Cải thiện chất lượng giống cá tra Cải thiện chất lượng giống cá tra

Là cái nôi của nghề sản xuất cá tra giống, tỉnh Đồng Tháp có số cơ sở sản xuất giống đứng đầu khu vực, cung cấp khoảng 60-70% cá giống cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thursday. May 21st, 2015
Cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lóc, cá rô đầu vuông Cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lóc, cá rô đầu vuông

Nhằm giúp hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi, nhất là chủ động nguồn giống thủy sản chất lượng cao, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV&TT) Thanh Hóa đã triển khai dự án sản xuất giống cá lóc, cá rô đồng đầu vuông bằng phương pháp sinh sản nhân tạo.

Thursday. May 21st, 2015
Luân trùng trong sản xuất giống thủy sản Luân trùng trong sản xuất giống thủy sản

Nuôi luân trùng làm thức ăn cho giống thủy sản là một trong những khâu quan trọng và bắt buộc, bởi luân trùng là thức ăn quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và sức khỏe con giống.

Thursday. May 21st, 2015
Cần quản lý giống từ tôm bố mẹ Cần quản lý giống từ tôm bố mẹ

Con tôm được xác định là một trong những đối tượng chủ lực của thủy sản Việt Nam; ngành tôm chỉ thực sự phát triển khi chủ động được việc sản xuất giống. Tuy nhiên, nguồn tôm giống bố mẹ vẫn còn phải nhập khẩu và dựa vào khai thác tự nhiên.

Thursday. May 21st, 2015
Phú Yên với lợi thế tôm hùm giống Phú Yên với lợi thế tôm hùm giống

Về lâu dài, cần xây dựng mô hình bảo vệ và khai thác hợp lý tôm hùm giống có sự tham gia quản lý cộng đồng ở các địa phương ven biển.

Thursday. May 21st, 2015