Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.
Diêm mạch chịu được lạnh, hạn hán, có thể trồng được ở vùng cao nơi đất cằn cỗi, rất thích hợp cho các địa phương vùng cao phía Bắc ở Việt Nam.
Đây là loại cây trồng mới được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội liên kết với INIA chuẩn bị đưa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Bước đầu sẽ trồng thí điểm tại tỉnh Hà Giang, được cho là nơi cây diêm mạch có khả năng thích nghi cao.
Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, ông Ivan Matus, điều phối viên quốc gia Chương trình tài nguyên gen của INIA, đã khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Hà Giang. Ông cho biết mục tiêu của dự án này là hỗ trợ kỹ thuật để trồng thử nghiệm hai giống diêm mạch của Chile. Trong trường hợp cho kết quả tốt, sẽ đưa vào trồng trên diện rộng tại các địa phương miền núi Việt Nam.
Diêm mạch được những người thổ dân sinh sống ở vùng núi Andes thuộc Bolivia, Peru, Chile... trồng từ cách đây 7.000 năm và coi là “hạt vàng” bởi giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và giá trị tâm linh của nó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy diêm mạch là thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất có đủ các axít amin cơ bản mà con người cần, giàu nguyên tố vi lượng cũng như các vitamin, nhưng không chứa gluten. Nó còn được đánh giá là một trong những lương thực cân bằng và đầy đủ nhất trên thế giới nên được Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) chọn làm đồ ăn cho các nhà phi hành vũ trụ.
Ngoài Việt Nam, INIA cũng có kế hoạch giúp Thái Lan phát triển diêm mạch.
Nhằm tôn vinh giá trị dinh dưỡng cũng như ghi nhận tiềm năng đóng góp của hạt diêm mạch trong bảo đảm an ninh lương thực trên thế giới, nơi vẫn còn khoảng 870 triệu người thiếu ăn, Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2013 là Năm quốc tế hạt diêm mạch.
Related news

Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt, khiến nông dân loay hoay chưa có biện pháp khắc phục. Đặc biệt 5 xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, khiến bà con rơi vào cảnh điêu đứng.

Tấm giấy chứng nhận GlobalGAP đã và đang nâng dần giá trị trái ngon ở ĐBSCL. Tuy vậy, bên cạnh cái được thì vẫn còn tồn tại cái chưa được GlobalGAP.

Hến biển có tên khoa học là Scirpus littoralis Schrab (theo sách phân loại của Phạm Hoàng Hộ, quyển III, tập 2, trang 633, NXB Mekong, 1993) nông dân huyện Đông Hải, Giá Rai (Bạc Liêu) gọi là Cỏ Năng Tượng

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.

Như NNVN vừa phản ánh ngày 26/3, nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP (do Hoa Binh Agrochem Corp - trụ sở tại Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Hà Nội cung ứng) làm khoai cháy lá và chết rụi. Hiện, PV NNVN tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp khác lâm cảnh tương tự do cơ quan chức năng cung cấp.