Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chế phẩm giúp tăng năng suất, chất lượng khoai lang

Chế phẩm giúp tăng năng suất, chất lượng khoai lang
Author: Đỗ Thanh Tuyền
Publish date: Monday. September 18th, 2017

Bà con cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn cây tạo củ - thời điểm quan trọng bậc nhất trong quá trình sinh trưởng và đóng vai trò quyết định năng suất.

 

Trồng khoai lang ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long

Vốn là loại cây thân thảo, với thân mềm dạng bò hoặc leo, khoai lang đã dần trở thành loại cây lương thực mang đến hiệu quả kinh tế và nắm vai trò quan trọng không kém lúa, ngô, khoai mì. Đồng thời, khoai lang cũng là một loại lương thực vô cùng bổ ích cho sức khỏe người tiêu dùng vì chứa nhiều loại vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng và Protein.

Không dừng lại ở mức độ tiêu thụ trong nước, thời gian gần đây khoai lang còn được xuất khẩu rất nhiều sang thị trường ngoại quốc. Điều này vừa là cơ hội và cũng là thách thức không hề nhỏ, bởi tính chất đòi hỏi sự tiến bộ không ngừng trong canh tác để đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng.

Thông thường, khoai lang có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất pha cát hoặc thịt nhẹ, tơi xốp thì sẽ tốt hơn cho sự phát triển. Cũng như các loại cây trồng khác, trước khi bắt đầu trồng khoai lang bà con cũng nên dọn sạch xác bã thực vật bón lót với vôi và phơi ải để xử lý các mầm bệnh có trong đất, cắt đứt nguồn lưu tồn dịch hại của vụ mùa trước.

Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi vùng mà bà con có thể lựa chọn các giống khoai khác nhau để canh tác. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều giống khoai lang và một số giống phổ biến có thể kể đến như: khoai lang Nhật, khoai lang ruột tím, ruột trắng…

Khoai lang thường được nhân giống bằng dây hoặc củ, trong đó cách nhân giống bằng dây thường được áp dụng phổ biến hơn. Bà con nên chọn những đoạn thân dây khỏe mạnh và thẳng đẹp, dây già nhưng vẫn chưa có rễ và hoa, số mắt thân đạt từ 5 - 6 mắt, 3 - 4 lá ngọn và độ dài khoảng 30 - 35cm.

Sau khi làm đất, lên luống thẳng hàng thì bắt đầu tạo hố giâm cành khoai lang vào đất, vùi dây lang xuống đất chỉ chừa phần ngọn khoảng 10cm và 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh. Mật độ trồng với khoảng cách giữa các cây cách nhau từ 20 - 25cm. Sau đó đôn cho chặt gốc. Trước khi trồng thì cần tưới nước để đảm bảo đất đủ ẩm và nên trồng vào thời điểm trời mát. Khi trồng xong, bà con sẽ tiến hành tưới nước cho ruộng khoai lang mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều mát.

Thường thì 2 - 3 ngày sau khi giâm cành dây lang sẽ ra rễ, lúc này bà con cần chú ý về khâu quản lý nước để đảm bảo sự sinh trưởng của ruộng khoai. Nếu trời khô nắng thì cần tưới nhiều nước, ngược lại vào mùa mưa thì nên chú ý làm rãnh thoát nước nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập úng gây hư thối. Khi khoai lang được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân đạm hoặc phân hữu cơ và cứ khoảng 15 - 20 ngày sau đó thì sẽ tiến hành bón phân đợt tiếp theo.

Giai đoạn 20 - 25 ngày sau trồng là lúc phải bấm ngọn dây lang để kích thích cho ra nhiều nhánh và sản sinh nhiều củ ở giai đoạn sau. Tính từ lần bấm ngọn đầu tiên thì cứ khoảng 7 - 10 ngày sẽ lặp lại một lần, cắt ngọn rau dài từ 20 - 25cm. Thực hiện vun xới gốc cho ruộng khoai, bà con cần chú ý xới sâu để đứt rễ phụ và tưới đủ ẩm cho ruộng.

Sơ chế khoai trước khi xuất bán

Sau 40 - 50 ngày thì một lần nữa bà con nên làm đứt bớt rễ phụ lần 2 bằng cách nhấc dây khoai, sau đó vun đất cao vào gốc cây, việc làm này sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi củ. Đồng thời phải hạn chế cuốc xới để tránh làm ảnh hưởng đến sự hình thành củ khoai.

Khoảng 90 - 100 ngày sau khi trồng thì bà con có thể tiến hành thu hoạch khoai lang để lấy củ. Trong lúc thu hoạch bà con cần thận trọng để tránh tình trạng trầy xước củ gây mất chất lượng và củ khoai thì cần được bảo quản ở những nơi tháng mát.

Bà con cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn cây tạo củ - thời điểm quan trọng bậc nhất trong quá trình sinh trưởng và đóng vai trò quyết định năng suất. Ngay lúc này, cần bổ sung cho cây khoai lang các chất điều hòa sinh trưởng có nguồn gốc thiên nhiên nhằm kích thích khả năng tạo tinh bột và vận chuyển vào củ từ chính bản thân cây khoai nhưng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Sản phẩm sinh học Lacasoto - Năng lượng tạo củ của Cty TNHH Thương mại Tân Thành đã dần chinh phục lòng tin và sự tín nhiệm của nhà nông ở khắp mọi nơi bởi sự uy tín, chất lượng mà lại tuyệt đối an toàn với sức khỏe.

Thuốc sinh học cho nông sản sạch Lacasoto 4SP có công dụng làm tăng số lượng và chất lượng củ khoai, đồng thời sản phẩm cũng là cầu nối để nhà nông khẳng định uy tín của mình với các đơn vị thu mua bởi đặc tính giúp gia tăng năng suất củ thương phẩm (loại 1).

Bà con nên phun Lacasoto 4SP lần đầu tiên khi cây bắt đầu hình thành củ (20 – 25 ngày sau khi trồng) và phun từ 4 – 6 lần/vụ (mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày). Đặc biệt, bà con còn có thể kết hợp phun Lacasoto cùng với kali để đạt được hiệu quả tối đa.


Related news

Nâng mục tiêu xuất khẩu gạo lên 5,6 triệu tấn Nâng mục tiêu xuất khẩu gạo lên 5,6 triệu tấn

Trước chuyển biến mạnh của thị trường trong tháng 8, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt trên 5,6 triệu tấn trong năm 2017.

Saturday. September 16th, 2017
Để trái thanh long 'cập bến' những thị trường khó tính Để trái thanh long 'cập bến' những thị trường khó tính

Trái thanh long của Việt Nam vừa qua đã được cấp phép xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Australia với những tiêu chuẩn khắt khe.

Saturday. September 16th, 2017
'Hai Mập' nuôi heo an toàn không bao giờ thua lỗ 'Hai Mập' nuôi heo an toàn không bao giờ thua lỗ

Ngay cả thời điểm thị trường thịt heo không thuận lợi, giá biến động mạnh nhưng nhiều nông hộ chăn nuôi bài bản, lứa sau bù lứa trước vẫn sống khỏe với nghề.

Monday. September 18th, 2017