Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Chế độ ăn hỗn hợp cải thiện hiệu suất ở tôm bố mẹ

Chế độ ăn hỗn hợp cải thiện hiệu suất ở tôm bố mẹ
Publish date: Thursday. February 26th, 2015

 

Một chế độ ăn uống tối ưu là một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển cơ quan sinh dục và sự sinh sản của tôm trong hoạt động chăn nuôi. Đầu tư cho thực phẩm chất lượng cao chính là khoản chi phí cao nhất ở hầu hết các cơ sở quản lý nuôi tôm bố mẹ.

Các cơ sở sản xuất tôm giống biển trưởng thành phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn tươi và hay bị bất lợi về mặt vận hành. Thức ăn nhân tạo sấy khô có một số lợi thế như nguồn cung cấp đáng tin cậy, phù hợp, dễ dàng trong việc kiểm soát chất lượng và xử lý. Thức ăn nhân tạo cũng làm giảm mùi từ các bể chứa ấu trùng, ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh và cung cấp hiệu quả các chất chemotherapeutics, immunostimulants, và hormone.

Các cuộc thử nghiệm ở Ecuador và New Caledonia chỉ ra rằng sự đồng nhất của thức ăn nhân tạo trong chế độ cho ăn ở tôm bố mẹ có thể cải thiện hiệu suất của chúng ở vài khu vực.

Cách để thử nghiệm chế độ ăn

Một chế độ cho ăn với thức ăn sấy khô, hoàn toàn nằm ngoài danh mục thường ngày được xây dựng để mang lại khẩu phần tối ưu về mùi vị, ổn định và dinh dưỡng cho tôm giống bố mẹ (Bảng 1). Chế độ ăn này không chứa protein có nguồn gốc từ thủy sản biển và là nguồn cung cấp liên tục tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho tôm bố mẹ trưởng thành. Khẩu phần này bao gồm các axit béo không bão hòa cao thuộc nhóm n-3 và 6, phospholipid, cholesterol, carotenoid, vitamin, khoáng chất, Artemia, và mực. Nhờ vào công nghệ ép và chất kết dính phù hợp, thức ăn này có tính ổn định dưới nước cao.

Thử nghiệm trên tôm trưởng thành P. vannamei

Việc cho ăn được tiến hành dưới các điều kiện thương mại với việc thay thế một phần thức ăn tươi trong một cuộc thử nghiệm 39 ngày trên tôm giống bố mẹ P. vannamei ở trại ươm giống Quimasaru thuộc Quirola group ở Ecuador. Thí nghiệm sử dụng 16 bể chứa tôm trưởng thành (tám bể mỗi lần thử nghiệm), mỗi bể thả khoảng 80 con tôm đánh bắt tự nhiên với tỷ lệ giới tính 1:1. Tôm có trọng lượng cơ thể trung bình 40g đã được cho thích nghi và cắt bỏ trước khi thả giống. Áp dụng chiếu sáng tự nhiên, tỷ lệ trao đổi nước hằng ngày 50% và nhiệt độ ở mức 29-30 °C.

Trong giai đoạn I kéo dài 19 ngày của cuộc thử nghiệm, tôm trong bể kiểm soát được cho ăn hoàn toàn một hỗn hợp các loại thức ăn tươi sống bao gồm Artemia sinh khối, sò, mực, trùn đất, và đầu tôm. Trái ngược với quan điểm hiện tại, đầu tôm cùng các loại thức ăn tiềm ẩn nguy cơ này được bao gồm trong khẩu phần do không có triệu chứng nổi đốm trắng do vi khuẩn vào thời điểm thử nghiệm. Một nhóm khác được cho ăn một khẩu phần giảm dần các loại thức ăn tươi sống kết hợp với các thức ăn khô dạng viên. Nhìn chung, tỷ lệ thay thế cho thức ăn tươi là khoảng 50% đối với thức ăn khô nhưng áp dụng loại thức ăn tươi khác nhau trong bể kiểm soát.

Trong thí nghiệm, các nhà điều hành trại giống muốn đạt được lợi ích từ việc giảm tỷ lệ tử vong ở tôm giống bố mẹ nên đã cho cả 2 nhóm ăn loại thức ăn tương tự trong giai đoạn cuối cùng. Cả hai nhóm đều nhận được một hỗn hợp khoảng 80% thức ăn tươi và 20% thức ăn viên khô trong giai đoạn II, kéo dài hai tuần của cuộc thử nghiệm.

Tôm bố mẹ
Tôm bố mẹ P. stylirostris (không có sọc màu) ăn hỗn hợp 50/50 gồm thức ăn tươi và dạng viên cho ra đời các lứa tôm chất lượng thông qua sự đẻ trứng lặp đi lặp lại.
Thành phần dinh dưỡng cho tôm bố mẹ
Bảng 1. Dinh dưỡng của chế độ ăn ở tôm giống bố mẹ của INVE

 

Dinh dưỡng cho tôm bố mẹ
Hình 1. Tỷ lệ tử vong trung bình hàng ngày trong cuộc thử nghiệm 39 ngày với tôm bố mẹ trưởng thành Penaeus vannamei với thức ăn tươi hoặc hỗn hợp các loại thức ăn tươi và khô. Trong hai tuần (giai đoạn II), 2 nhóm nhận được chế độ 80% thức ăn tươi và 20% khô.

 

Tỷ lệ tử vong

Tỷ lệ tử vong cao sau khi cắt bỏ tôm bố mẹ đánh bắt tự nhiên với tỷ lệ tử vong cao hơn ở con cái là một vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất. Trong giai đoạn I, tôm ăn thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với tôm chỉ ăn chế độ ăn tươi sống (Hình 1). Trong giai đoạn II, tỷ lệ tử vong nhìn chung đã giảm và những ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn khô trong khoảng thời gian trước đó vẫn quan trọng.

Giao phối

Tần số giao phối (tỷ lệ hàng ngày con cái được thụ tinh qua thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống tự nhiên) là cao hơn đáng kể trong giai đoạn I khi tôm bố mẹ được cho ăn thức ăn tươi (Hình 2). Tỷ lệ thụ tinh tự nhiên là 40-55%. Tuy nhiên trong giai đoạn II, tỷ lệ con cái được thụ tinh thành công giảm khi được cho ăn thức ăn tươi. Nhìn chung, tỷ lệ giao phối ổn định hơn trong suốt quá trình sản xuất đạt được đối với nhóm được cho ăn thức ăn bổ sung.

Trong giai đoạn I, khả năng sinh sản bình quân của cá cái giống được cho ăn khẩu phần hỗn hợp là 245.000 trứng và 135.000 ấu trùng/con giống so với 260.000 trứng và 152.000 ấu trùng/con giống đối với chế độ ăn thức ăn tươi (Hình 3). Sản lượng trứng thấp hơn 9% và số lượng ấu trùng ít hơn 14% (không có sự khác biệt đáng kể) đối với nhóm ăn khẩu phần hỗn hợp.

Tỷ lệ thụ tinh trung bình là 58-60%, tương tự ở cả hai chế độ ăn. Trong giai đoạn II, khả năng sinh sản bình quân vẫn ở mức trung bình so với giai đoạn I (243.000 trứng và 144.000 ấu trùng/con giống).

Thử nghiệm trên tôm trưởng thành P. stylirostris

Ba cuộc thử nghiệm đã được tiến hành trên tôm P. stylirostris tại Trạm Nuôi trồng thủy sản de Saint-Vincent, một cơ sở IFREMER ở New Caledonia. Con giống cái được thả với tỷ lệ 3con/m2 bể hình tròn đường kính là 4 mét với các điều kiện sinh trưởng phù hợp: nhiệt độ 29-30 °C, trao đổi nước đạt 50%/ngày và chiếu sáng ngược. Quá trình cắt bỏ eyestalk được tiến hành.

Thức ăn tôm bố mẹ
Bảng 2. Chế độ ăn được thử nghiệm trên tôm P. stylirostris trưởng thành
(% trọng lượng cơ thể).

 

Tần suất tôm bố mẹ giao phối
Hình 2. Tần suất giao phối trong một cuộc thử nghiệm 39 ngày đối với tôm bố mẹ trưởng thành Penaeus vannamei với chế độ thức ăn tươi hoặc hỗn hợp thức ăn tươi và khô. Trong hai tuần qua, cả 2 nhóm đều nhận được 80% thức ăn tươi và 20% khô. Quan sát tạm ngưng trong giai đoạn sản xuất.

 

Khả năng sinh sản tôm bố mẹ
Hình 3. Khả năng sinh sản trung bình nhóm tôm bố mẹ trưởng thành đẻ trứng trong cuộc thử nghiệm 39 ngày trên tôm Penaeus vannamei cho ăn thức ăn tươi hoặc một hỗn hợp các loại thức ăn tươi và khô.

 

Chế độ ăn kiểm soát bao gồm một hỗn hợp các loại thức ăn tươi sống (mực, sò, tôm) và một phần nhỏ thức ăn thương mại khô dạng viên. Trong chế độ thử nghiệm, 50% thức ăn tươi đã được thay thế bởi thức ăn khô dành cho tôm giống bố mẹ INVE (Bảng 2).

Không có sự khác biệt lớn trong hiệu suất tổng thể giữa hai chế độ ăn uống theo ghi nhận trong 18 ngày thử nghiệm (Bảng 3). Tuy nhiên, một số hiệu ứng thú vị đã được phát hiện trong các lần sinh sản tiếp theo. Tỷ lệ thụ tinh và số ấu trùng mỗi đợt sinh sản không khác biệt nhiều giữa các chế độ ăn trong bất kỳ thử nghiệm nào trên toàn cầu, lại giảm trong thí nghiệm 1 khi cho sinh sản tiếp tục với chế độ thức ăn tươi trong khi các thông số này lại được cải thiện với các lần sinh kế tiếp trong chế độ ăn uống hỗn hợp (Hình 4).

 

Chất lượng ấu trùng của tôm P. stylirostris
Bảng 3. Hiệu suất trung bình của tôm mẹ và chất lượng ấu trùng của tôm P. stylirostris cho ăn thức ăn tươi hoặc 50% thức ăn tươi kết hợp thức ăn dạng viên.

 

Tôm bố mẹ P. stylirostris
Hình 4. Đầu ra của ấu trùng/giống cái/trứng khi đang tiến hành các lần sinh sản tiếp theo (thí nghiệm 1). Tôm bố mẹ P. stylirostris được cho ăn thức ăn tươi hoặc một hỗn hợp các loại thức ăn tươi và khô.

 

Thức ăn tươi dành cho Tôm bố mẹ
Hình 5. Tỷ lệ sống từ ấu trùng đến zoea 1 trong quá trình sinh sản tiếp theo(thí nghiệm 2). tôm bố mẹ P. stylirostris được cho ăn thức ăn tươi hoặc một hỗn hợp thức ăn tươi và khô.

 

Mặc dù không có sự khác biệt đáng kể từ giai đoạn ấu trùng lên zoea 1 về tỷ lệ sống, tỷ lệ này giảm mạnh trong tuần cuối cùng của thử nghiệm trên tôm trưởng thành khi áp dụng chế độ thức ăn tươi. Tình trạng này không xảy ra đối với chế độ thức ăn trộn 50/50 (Hình 5). Kết quả này cho thấy việc tăng cường dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn dạng viên hỗ trợ hoạt động sinh sản bền vững hơn và con cái có chất lượng tốt thông qua sự đẻ trứng lặp đi lặp lại.

Kết luận

Chế độ ăn dành cho con tôm trưởng thành là một hỗn hợp thức ăn tươi bổ sung kèm theo thức ăn khô dạng viên giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở tôm P. vannamei đực và cái sau khi được cắt bỏ và còn giúp ổn định tỷ lệ giao phối trong suốt quá trình sản xuất hơn là chế độ chỉ cho ăn thức ăn tươi. Khả năng sinh sản và thụ tinh được ghi chép trong suốt cuộc thử nghiệm cho cả 2 loại thức ăn.

Việc thay thế 50% thức ăn tươi với thức ăn khô cho tôm bố mẹ P. stylirostris dẫn đến tỷ lệ đáp ứng sinh sản của tôm mẹ và chất lượng ấu trùng tương đồng (dị tật, hoạt động, sự sống còn) khi so sánh với tôm ăn khẩu phần kiểm soát. Các chế độ ăn hỗn hợp cũng cải thiện khả năng sinh sản và chất lượng ấu trùng qua sự đẻ trứng lặp đi lặp lại.

Nguồn, hình ảnh: Global Aquaculture Alliance, 2001

Các tác giả:

P. Coutteau
INVE Technologies N.V. – Oeverstraat, Belgium
E. Dencece.

D. Pham
IFREMER – Station d’Aquaculture de Saint-Vincent
Boulouparis, New Caledonia.

E. Pinon
Guayaquil, Ecuador.

Y. Balcazar
Grupo Quirola
Division Laboratories – Guayaquil, Ecuador

Biên dịch viên: VÂN ANH

Biên soạn: AQUATEC.VN

Tags: tôm bố mẹ, thức ăn cho tôm bố mẹ, dinh dưỡng cho tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn tôm giống


Related news