Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P9)

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P9)
Publish date: Saturday. October 11th, 2014

Loại bỏ các chất hữu cơ chuyển hóa hòa tan

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là sự gia tăng chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước. Nó có thể tăng khí amoniac và vi sinh vật.

Điều này giải thích lý do tại sao chất lượng nước suy giảm một cách nhanh chóng có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao. Để ngăn chặn sự tích tụ các chất hữu cơ hòa tan, thường xuyên thay nước là cần thiết – có thể thay một phần cho đến thay hoàn toàn nước trong ao hồ; , sự ô nhiễm có thể được giảm thiểu bằng cách loại bỏ các hóa chất gây ô nhiễm bằng cách hấp phụ sử dụng than hoạt tính.

Cách tốt nhất để tạo điều kiện cho việc loại bỏ các chất thải trao đổi chất trong ao bằng cách xả nước từ phía dưới. Thường xuyên duy trì nồng độ ôxy hòa tan (DO) cao trong ao qua thong qua việc sục khí bổ sung và thay nước, tăng cường quá trình nitrat hóa.

Nitrat hóa là một cơ chế quan trọng để loại bỏ amoniac trong ao. Thiết bị quạt nước thường hoạt động khi trời tối (7 giờ tối đến 7 giờ sáng) khi thiếu ôxy có thể xảy ra và vào buổi trưa (12 giờ trưa đến 2 giờ chiều) khi nhiệt độ và phân tầng ôxy có thể diễn ra mạnh mẽ.

Quản lý thực vật phù du

Thực vật phù du đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái của toàn bộ ao và trong việc giảm thiểu những biến động của chất lượng nước. Quần thể thực vật phù du thích hợp làm phong phú thêm hệ thống ôxy thông qua quang hợp dưới ánh sáng ban ngày và làm giảm mức độ khí CO2, NH3, NO2 và H2S.

Phát triển quần thể thực vật phù du lành mạnh có thể làm giảm các chất độc hại vì thực vật phù du có thể tiêu thụ NH4 và kết hợp với kim loại nặng. Nó có thể ngăn chặn sự phát triển của tảo sợi bởi vì thực vật phù du có thể chặn ánh sáng từ phía dưới. Sự phát triển quần thể thực vật phù du khỏe mạnh cũng cung cấp độ đục phù hợp sau đó ổn định tôm, giảm hiện tượng ăn thịt đồng loại ở tôm. Nó làm giảm tổn thất nhiệt độ vào mùa đông và ổn định nhiệt độ nước.

Xử lý đáy ao

Đối với các trang trại áp dụng công nghệ tiên tiến, điều cần thiết là đáy ao phải được hoàn toàn khô và thông khí để loại bỏ các khí độc hại.

Nhiều ao nuôi ở các vùng trũng thấp không thể hoàn toàn thoát nước và khô. Để khắc phục điều này, chủ nuôi cần áp dụng khử chất thải cho ao. Các “biện pháp tiêu hóa” là các vi khuẩn vô hại (chế phẩm sinh học) và các enzyme có thể tiêu thụ chất hữu cơ ở đáy ao.

Sau khi áp dụng các ‘biện pháp tiêu hóa’ chủ nuôi áp dụng khử trùng: hoặc hữu cơ bạc hoặc i-ốt. Ngày nay, đồng sunfat không được sử dụng như một chất khử trùng vì nó không phải là phân hủy sinh học và tích tụ trong ao đến mức độ tối đa thì gây độc cho thủy sinh. Bạc hữu cơ rất hiệu quả chống lại vi khuẩn và vi rút và độc tính của bạc hữu cơ đến đời sống thủy sinh là rất thấp.

Bạc hữu cơ được áp dụng ở mức 18 lít (4 gallon) mỗi hecta sau khi giảm độ sâu của nước đến 12 inch. Bảy ngày sau khi ứng dụng, chất khử trùng sẽ tự phân hủy, do đó, không cần phải xả ao hồ. Bạc hữu cơ cũng ngăn ngừa sự phát triển của tảo mọc trên vỏ.

I-ốt hữu cơ, có thể chữa bệnh hoặc các bệnh trên vỏ tôm, diệt vi khuẩn khi tiếp xúc và có độc tính thấp. Ảnh hưởng của nó có thể được nhận thấy trong vòng 24 giờ và đáy ao có thể được khử trùng mà không cần phải xả ao. Liều đề nghị là 5 ppm đến 10 ppm. I-ốt hữu cơ có tác dụng kéo dài 2-3 ngày so với khoảng bảy ngày trong trường hợp của bạc hữu cơ.

Ni-tơ chuyển hóa

Phần lớn các chất hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn nặng và phân tích tụ trong ao nuôi trồng thủy sản. Trải qua những quá trình phản ứng ôxy hóa khử dẫn đến sự phân hủy, chủ yếu thông qua hoạt động của vi khuẩn. Các hình thức khác nhau của nitơ vô cơ như ammoniac, nitrite (NO2) và nitrate (NO3) được sinh ra trong quá trình phân hủy.

Duy trì chất lượng nước và ngăn ngừa bệnh tật

Điều kiện môi trường thay đổi đáng kể vào những thời điểm khác nhau trong năm và các vi khuẩn và nấm mốc, tải trọng của nước biển cũng thay đổi khác nhau. Trong những tháng khô hạn; sự pha loãng của các chất ô nhiễm hữu cơ và độc hại từ chất thải của con người và công nghiệp bị giảm. Trong thời gian này sự vắng mặt của những cơn mưa cũng làm giảm trao đổi nước giữa nước biển sạch và nước biển ven bờ bị ô nhiễm.

Kết quả là sự gia tăng của virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm và các chất gây ô nhiễm độc hại trong nước. Đây là một phần khó trong những tháng mùa hè nóng bởi thực vật phù du và động vật phù du nở hoa, và nó dẫn đến đồng hóa một số các vi khuẩn và các chất độc hại. Trong điều kiện như vậy, vật nuôi trở nên dễ bị nhiễm trùng. Vật nuôi sẽ trải qua các vấn đề nổi bật sau:

Tình trạng quá tải trong điều kiện nuôi

Biến động nhiệt độ của nước, đặc biệt là trong quá trình thay nước (sự thay đổi nhiệt độ dù chỉ là 1oC có thể gây ra biến đổi đáng kể).

• Suy giảm mức độ ôxy hòa tan tạm thời do mất điện.

• Tăng cường khí carbon dioxide (CO2) tự do, khử ion hóa amoniac và các chất hữu cơ do phân hủy thức ăn dư thừa và các động vật chết.

• Sử dụng sức người trong quá trình thay nước.

• Dinh dưỡng kém - cá và tôm cho ăn không đúng cách.

• Mật độ các chất gây ô nhiễm độc hại trong nước biển cao có thể chứa kim loại nặng như đồng, kẽm, chì, niken, thuỷ ngân và các hóa chất như các hợp chất biphenyl poly-clo, các hydrocacbon như DDT và thuốc trừ sâu khác.

Trong khi không biết cách thiết thực để loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Các biện pháp hiệu quả phải được thực hiện để các nguyên nhân chính gây ra vấn đề ô nhiễm bị giới hạn, điều này giữ cho các động vật đủ mạnh để chống nhiễm trùng. Động vật khỏe mạnh, không dễ dàng bị bệnh. Trường hợp lọc nước là không thể, xử lý nước được khuyến khích thự hiện để giảm vi khuẩn và nấm trong nước.

Tự ô nhiễm như là một yếu tố có thể

Khi sự tích tụ của các chất dinh dưỡng trong ao cao, tự ô nhiễm môi trường nuôi trồng làm giảm sản xuất, thường kết quả dẫn đến là sự bùng phát dịch bệnh. Mặc dù trong một số trường hợp, thiệt hại sản xuất có thể được bắt nguồn trực tiếp từ bùng phát dịch bệnh, thường thì rất khó để tách ảnh hưởng của dịch bệnh và chất lượng nước kém.

Bệnh dịch xảy ra khi (1) một mầm bệnh gây hại chưa từng tiếp xúc với sinh vật, hoặc (2) điều kiện nuôi trồng kém làm suy yếu sức đề kháng với tác nhân gây bệnh thường có sẵn trong môi nuôi trồng.

Dịch bệnh mới truyền nhiễm sẽ rất khó khăn để ngăn chặn nhất là khi không có quy định nghiêm ngặt đối với vận chuyển vật nuôi giữa các vùng miền. Từ một quan điểm thực tế, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến môi trường nuôi trồng thủy hải sản, trong đó đặc biệt chú ý đến chất lượng nước.

Một số trang trại đã từng trải qua thất bại trong sản xuất từ 15-18 triệu tấn/hecta đến 4-6 triệu tấn/hecta, nhưng đã có thể khôi phục lại sản xuất liên tục ở mức 10-12 triệu tấn/hecta/năm.

Những người nông dân tập trung vào quản lý chất lượng nước, giới thiệu các biện pháp như mức độ xả ao cao (> 30% trong ngày) đào và cày xới đáy ao sau khi thu hoạch, tăng cường sục khí đáy khẩn cấp và việc sử dụng thuốc, hóa chất, các tác nhân sinh học để ngăn chặn bệnh dịch. Nông dân áp dụng các biện pháp theo kinh nghiệm.

(Còn tiếp)

Source (trích lục): WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE
Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA

Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.


Related news

Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Monday. June 8th, 2015
Một số biện pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi lồng bè Một số biện pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi lồng bè

Trong môi trường tự nhiên, cá có điều kiện phát triển bình thường. Nếu không có những tác nhân tiêu cực từ môi trường bên ngoài, cá hiếm khi bị dịch bệnh và chết hàng loạt. Cá khi nuôi trong lồng phải chịu đựng rất nhiều yếu tố gây stress do phải thích nghi với môi trường sống mới, tập quán sinh sống và kiếm ăn bị đảo lộn, sức đề kháng bị ảnh hưởng. Vì thế cá nuôi lồng bè hay mắc một số bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.

Monday. June 8th, 2015
Cách phòng bệnh trên cá trắm cỏ Cách phòng bệnh trên cá trắm cỏ

Trước xu thế phát triển tất yếu của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, hiện nay ở nước ta, diện tích nuôi thủy sản, trong đó có cả nuôi trồng thủy sản nước ngọt ngày càng tăng, với hình thức và đối tượng nuôi cũng đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây.

Monday. June 8th, 2015
Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản

Trong 10 tháng đầu năm 2013, với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thủy sản ở trung ương và địa phương, sản xuất nuôi trồng thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất tôm nước lợ có sự tăng trưởng khá. Dịch bệnh thủy sản, nhất là các bệnh trên tôm, giảm so với cũng kỳ năm ngoái.

Saturday. June 6th, 2015
Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh cho vụ nuôi mới Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh cho vụ nuôi mới

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi.

Saturday. June 6th, 2015