Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm chính xác nhất

Chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm chính xác nhất
Author: Dr.Tôm
Publish date: Friday. May 25th, 2018

Cũng giống như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ gây thiết hại nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của người dân. Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng ở trong khoảng thời tiết giao mùa, những vùng có độ mặn cao. Việc phát hiện bệnh đầu vàng sớm sẽ giúp quý bà con đưa ra biện pháp phòng trị hiệu quả nhất.

1/ Biểu hiện của bệnh đầu vàng trên tôm

Bệnh đầu vàng trên tôm với các biểu hiện có thể dễ nhận thấy bằng mắt thường như sau:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.

- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu

- Thân tôm có màu nhợt nhạt

- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần

- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng.

- Bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.

2/ Phương pháp chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm

Quý bà con nuôi tôm có thể chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm bằng các phương pháp sau đây:

- Nhận biết triệu chứng bệnh.

- Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.

- Chẩn đoán bằng phương pháp PCR.

Trong đó, sử dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm được người dân sử dụng rộng rãi, đem đến kết quả chính xác nhất.

Với việc ứng dụng kỹ thuật xét nghiệp bệnh tôm bằng PCR chẩn đoán chính xác bệnh trên tôm ở mức độ gen (DNA/RNA). Đây là phương pháp cho kết quả đáng tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc xét nghiệm bệnh trên tôm. Trong đó, hệ thống PCR POCKIT vận hành dựa trên công nghệ iiPCR (insulated isothermal polymerase chain reaction) hiện đại có thể chẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh tôm có nguồn gốc từ vi khuẩn hay virus như EMS/AHPND, WSSV, TSV, IHHNV, Taura…Từ đó, có thể đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

Một số loại máy PCR phổ biến hiện nay như: Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus, máy PCR di động Pockit XPRESS,... 


Related news

Phát hiện nguyên nhân tôm bị cong thân trên tôm Phát hiện nguyên nhân tôm bị cong thân trên tôm

Thời gian gần đây bệnh cong thân trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện phổ biến đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của bà con nuôi tôm

Friday. May 25th, 2018
Phát hiện các dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy trên tôm Phát hiện các dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Friday. May 25th, 2018
Các nguyên nhân khiến tôm chậm lớn người nuôi nên biết Các nguyên nhân khiến tôm chậm lớn người nuôi nên biết

Vậy nguyên nhân khiến tôm chậm lớn là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Friday. May 25th, 2018