Chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa
Hỏi: Làm thế nào để gia tăng tỷ lệ sống cho tôm nuôi trong mùa mưa? (Vũ Tuấn Lợi, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)
Trả lời:
Trong mùa mưa để hạn chế thiệt hại cho tôm nuôi cần có các biện pháp chuẩn bị cho tôm có thể thích ứng được với sự thay đổi của môi trường và tăng sức kháng bệnh: Giữ mức nước tối ưu để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến ao tôm là 1,2 – 1,5 m; khi xuất hiện những cơn mưa lớn cần tăng cường chạy quạt nước để tránh sự phân tầng nhiệt độ, cung cấp thêm ôxy và tăng nhiệt độ nước; đưa độ kiềm về mức thích hợp; giảm thiểu khí độc trong ao; quản lý tảo lục trong ao; khi gặp phải tình trạng mưa kéo dài trước, trong và sau khi thả.
Để hạn chế thiệt hại, ngoài việc áp dụng các biện pháp như trên, sau khi trời mưa tạt 10 kg Canxium Cacbonat (CaCO3) và 10 kg Dolomite cho 1000 m3 nước. Đồng thời bổ sung một số chế phẩm sinh học, chất khoáng và các chất vi lượng để tăng khả năng miễn dịch phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển của tảo. Nếu ao nuôi có độ mặn thấp dưới 5‰, thì nên thả muối ăn dạng hạt với lượng 25 kg/1.000 m2 nếu mực nước tăng so với trước khi mưa 10 cm.
Lưu ý, chạy quạt nước liên tục đến khi hết mưa mà không cần cho tôm giống ăn. Khi ngớt mưa có thể giảm 50% số lượng quạt nước và tiến hành cho tôm ăn. Bổ sung enzyme vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng giúp tôm hấp thu được tối đa dinh dưỡng trong thức ăn để tăng trưởng và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi.
Related news
Các kết quả nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy, hợp chất Isoquinoline alkaloid từ cây Macleaya cordata họ Anh Túc có thể được sử dụng làm phụ gia thức ăn
Có cách nào duy trì được màu nước cho ao nuôi tôm thẻ bền vững, an toàn không? (Nguyễn Thanh Hoa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi)
Công nghệ biofloc trong NTTS đang được nhân rộng và ứng dụng ở nhiều nơi. Mới đây, một nghiên cứu của Mugwanya và cộng sự đã cung cấp một cái nhìn tổng quan