Chăm Sóc Lợn Mẹ Khi Đẻ Và Cho Con Bú
Vào lúc đẻ, lợn mẹ phải đạt được cung cấp đủ dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt nhất và cho đàn con sắp sinh ra.
Nên cho ăn những khẩu phần đã được cân bằng đúng với lượng đã quy định, từ đó lợn sơ sinh sẽ phát triển tốt và khoẻ mạnh.
Về thú y đảm bảo lợn mẹ ít bị bệnh tật nhất trong quá trình mang thai nhằm mục đích tăng khả năng sống tối đa của ổ lợn con ở những tuần đầu tiên và đạt hiệu quả cho đén lúc cai sữa xuất bán.
Lợn mẹ cần được chăm sóc cẩn thận và theo một thời gian đều đặn như sau :
1. Trước khi đẻ:
- Tẩy giun cho lợn mẹ : 2 tuần trước khi chuyển đến chuồng chờ đẻ (tuỳ loại thuốc). Toàn bộ ổ đẻ phải được vệ sinh và tẩy uế sạch sẽ không sử dụng trong vòng 3-5 ngày trước khi đưa nhóm lợn mới còn ổ đẻ.
- Tắm cho lợn mẹ: Trước khi đuổi sang chuồng đẻ, loại trừ phân chứa nhiều vi khuẩn là tác nhân gây ỉa chảy cho lợn con.
- Cho lợn mẹ ăn: Khi ở chuồng chờ đẻ vẫn cho ăn theo khẩu phần, cho lợn mẹ ăn uống nước tự do.
- Đẻ và cho con bú: Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn con là 37oC-38oC. Đảm bảo đủ thông gió trong mọi lúc, về mùa nóng có hệ thống nước nhỏ giọt làm mát lợn mẹ tránh lợn mẹ bỏ ăn ảnh hưởng đến việc nuôi con sau này.
- Biết khi nào lợn mẹ để (trực đỡ đẻ): Lợn phối giống xong phải ghi chép ngày giao phối và tính ngày đẻ để có kế hoạch phân công người trực đỡ đẻ.
Để tránh tổn thất hao hụt lợn con do lợn mẹ đẻ ra không có người chăm sóc.
Chú ý ngày chửa thứ 111 đến lúc đẻ: Quan sát triệu chứng trở dạ. Trực đỡ đẻ hoặc dự đoand thời điểm lợn đẻ.
- Quá trình đẻ:
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trực đỡ đẻ như : Thuốc kháng sinh chống viêm, thuốc sát trùng Biocid 10%, cồn Iốt nhúng rốn, dây buộc rốn, kéo, xô lau chùi lợn con.
Khoảng cách thời gian đẻ giữa 2 thai là 15 phút, chỉ dùng Oxytocin khi con lợn trẻ sinh ra đã 30 phút mà chưa đẻ con sau.
Không dùng Oxytocin nếu có triệu chứng rặn hết sức mà không đẻ được chứng tỏ đường sinh đẻ đang bị hẹp.
- Trợ giúp khi đẻ khó:
Bình thường thì việc đẻ kết thúc trong vòng 1 giờ, cũng có thể lâu đến 2 hoặc 3 giờ. Không tiêm Oxytocin nếu có lợn con đã được đẻ ra hoặc khi có chỉ định là cổ tử cung hẹp.
Trực đỡ đẻ có thể đề phòng được lợn con chết do chấn thương, bị cắn, ngạt do đẻ bọc và những con ốm yếu.
Dùng tay để kéo lợn con ra chỉ khi nào có các triệu chứng lợn mẹ không tự rặn con ra được. Móng tay phải được cắt thường xuyên tránh xây sát, rửa sạch bôi trơn băng Vazơlin và tiêm thuốc chống viêm nếu can thiệp bằng tay đỡ đẻ cho lợn mẹ.
2. Dinh dưỡng của lợn sơ sinh:
Chủ yếu là sữa mẹ, vì vậy tất cả lợn con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Chú ý chăm sóc đặc biệt cho những con nhỏ, yếu để thu được nhiều lợn con cai sữa.
- Cho lợn ăn thêm trong thời gian bú : Sữa đầu không chứa đủ sắt cho lợn con vì vậy sau 2-3 ngày tiêm bổ sung Fe cho lợn con mục đích chống thiếu máu do thiếu Fe.
Trong vài ngày đầu sau khi đẻ, theo dõi cẩn thận lợn mẹ xem có sót con, sót nhau không, theo dõi tình hình ăn uống của lợn mẹ để tránh lợn mẹ mất sữa. Sau khi đẻ sớm cho lợn mẹ ăn được mức tối đa.
3. Phòng bệnh:
Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chú ý thường xuyên phun thuốc sát trùng, để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy, thường xuyên diệt chuột để tránh mầm bệnh lây truyền.
Related news
Thời kỳ này lợn nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình lợn nái và đàn lợn con cần 35 – 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.
Nguy cơ mùi hôi trong thịt từ toàn bộ lợn đực hữu cơ có thể được giảm bớt nếu lợn được làm sạch phân và trọng lượng giết mổ lúc còn sống là thấp hơn so với bình thường.
Sẽ tốt hơn cho người nuôi gia súc khi không sử dụng thức ăn có kháng sinh để phát triển lâu dài. Thức ăn có kháng sinh giúp vật nuôi phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi nhưng điều đó không có nghĩa là tốt