Chăm sóc cà phê mùa khô niên vụ 2019-2020
Đối với nhà vườn Tây Nguyên, việc chăm sóc cà phê mùa khô chưa bao giờ là dễ dàng.
Ảnh minh họa.
Và trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay thì việc này càng trở nên khó khăn gấp bội, nếu như nhà vườn không nắm rõ đặc tính sinh lí của cây, cũng như những kỹ thuật cần thiết để ứng phó...
Sở hữu hơn 1ha vườn cà phê nhiều năm tuổi và đang trong quá trình cải tạo trẻ hóa lại vườn, ông Đinh Xuân Nhàng, ngụ xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, những năm gần đây, thời tiết có nhiều biến động, thất thường, mưa trái vụ xuất hiện ngày càng nhiều vào mùa khô. Vì vậy, không chỉ ông mà các nhà vườn nơi đây, chỉ cần lơ là, không chú ý trong khâu chăm sóc thì vườn cây sẽ cho hoa không đều, ảnh hưởng năng suất ngay.
Lượng mưa trái mùa ngày càng nhiều gây khó khăn cho việc điều tiết lượng nước cho cây cà phê. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, cũng như độ chín đồng đều của quả cà phê.
Theo TS Tôn Nữ Tuấn Nam, nguyên Trưởng phòng Khoa học, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên: “Việc chọn đúng thời điểm để tiến hành tưới vào đợt 1 rất quan trọng, giúp hoa nở tập trung. Trong điều kiện, khi cây cà phê đã phân hóa vào trong mùa khô nhưng gặp mưa, và lượng mưa không đủ thì người nông dân cần phải đánh giá được lượng mưa đó có đủ cho hoa nở và thụ phấn, thụ tinh bình thường hay không. Nếu không đủ thì phải triển khai ngay việc tưới đuổi mới có thể hy vọng là có một mùa năng suất cao trong vụ sắp tới. Nếu lượng mưa không đủ mà chúng ta lại chần chừ không tưới đuổi mà đợi đến 5-10 ngày sau khi thấy hoa nở không hoàn toàn, hoa bị “hoa chanh” hoặc hoa bị nghẹn rồi mới tiến hành tưới thì sẽ không còn kịp nữa”.
Phân bón cho mùa khô niên vụ này, bà con nên chọn các dòng sản phẩm NPK có thành phần đạm cao, lân và kali hợp lí như NPK 20-5-6 và các trung vi lượng cần thiết như lưu huỳnh, can xi, kẽm, bo… nhất là cần sử dụng các chất tăng hiệu suất sử dụng phân bón như vi lượng thông minh.
Cụ thể là Smart Zinc, tức là kẽm thông minh. Vi lượng kẽm thông minh này trong thành phần có bổ sung thêm cả lân và magie, không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường axit của rễ cây cà phê tiết ra khi cây cà phê cần. Vì vậy, hiệu quả sử dụng phân bón được tăng cao, không bị rửa trôi và giúp cà phê phục hồi nhanh sau thu hoạch, hoa nở đều, tăng đậu trái và hạn chế rụng trái non.
Các dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cà phê mùa khô nên được sản xuất dưới dạng bột, tan nhanh giúp cà phê hấp thu dinh dưỡng tốt nhất trong điều kiện khô hạn và thiếu nước. Bà con nên chú ý lựa chọn sử dụng để tăng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bà con cũng nên chọn các sản phẩm bổ sung thêm các loại hữu cơ sinh học đậm đặc, các loại humic và fulvic axit nhằm giúp cho bộ rễ khoẻ mạnh giúp cà phê hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Bà con có thể trộn đều gói hữu cơ sinh học 100 gram Bio.Land vào để bón cho vườn cây, trường hợp các cây suy kiệt nặng, có bộ rễ kém phát triển thì dùng Bio.Land hoà nước tưới gốc. Hiện tại, sản phẩm này cũng đang được tặng kèm trong các dòng sản phẩm phân bón mùa khô niên vụ 2019-2020 của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.
Chế độ phân bón mùa khô niên vụ 2019-2020 cho cây cà phê được các nhà khoa học khuyến cáo như sau:
- Cà phê kinh doanh: Sử dụng phân bón Đầu Trâu mùa khô niên vụ 2019-2020, lượng bón 200-400 kg/ha/lần, bón từ 1-2 lần trong mùa khô kết hợp với các đợt tưới nước. Bón đợt 1 ở lần tưới thứ 2, nếu mùa khô đến sớm, nắng nóng nhiều, người nông dân phải tưới nước sớm hơn, tưới trước Tết Âm lịch; nếu thời tiết ôn hòa, mùa mưa năm trước kéo dài thì sau Tết Âm lịch mới tưới đợt đầu. Đợt tưới thứ hai cách đợt đầu khoảng 25-30 ngày, và nhà nông nên kết hợp bón phân trong đợt tưới này. (chú ý, liều lượng bón sẽ thay đổi tuỳ vào sức khoẻ của cây và nằng suất của vụ trước).
- Cà phê kiến thiết cơ bản: Sử dụng phân bón Đầu Trâu mùa khô niên vụ 2019-2020, lượng bón 100-200 kg/ha/lần.
Related news
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cà phê vàng lá và rụng trái non: Do thiếu dinh dưỡng; Do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất thuận trong mùa mưa
Việc xác định đúng nguyên nhân của vấn đề này để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo sản xuất cà phê bền vững.
Tại khu vực Tây Nguyên, các doanh nghiệp và người dân đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê với tổng diện tích khoảng 500.000ha.