Cây nhãn tiêu đầu dòng cho trái cực thơm ngon tại Bến Tre
Đây là cây nhãn đột biến từ giống nhãn long. Cây cho trái toàn hạt nhỏ như hồ tiêu (nhãn tiêu), thịt dầy, rất thơm ngon.
Nhãn cho trái tiêu đến 90%. Ảnh: Minh Đảm.
Vườn của ông Nguyễn Thanh Sơn ở ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có giống nhãn vô cùng độc đáo. Đây là cây nhãn long truyền thống, nhưng cho trái có hạt nhỏ như hồ tiêu, cùi dầy. Cây nhãn long thì các nhà vườn không hề xa lạ, trái ngọt, nhiều nước, có mùi thơm. Trên chùm nhãn long lúc nào cũng có vài trái nhãn tiêu, hạt nhỏ. Thường nhà vườn thu hoạch cả tấn nhãn long thì chỉ có chừng 2-3 kg nhãn tiêu nên giá bán loại nhãn này thường đắt gấp 4-5 lần nhãn long.
Tuy nhiên, cây nhãn long này cho trái toàn hạt tiêu khiến nhiều người bất ngờ lẫn thích thú. Bất ngờ vì trái nhãn tiêu không hề xa lạ nhưng để có cả cây nhãn trái nào cũng cho nhãn tiêu thì rất hiếm khi thấy. Nhãn tiêu có màu vàng ươm, óng ánh rất đẹp mắt. Hỏi thăm thì được biết đây là cây đột biến từ giống nhãn long, được ông Sơn giữ gìn và đặt tên là nhãn Thanh Sơn.
Nói về nguồn gốc của giống nhãn này, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết: “Cây nhãn long trồng từ lâu rồi. Một năm cho trái hai vụ. Canh tác theo tự nhiên, bón phân hữu cơ chứ không phun hoá chất xử lý. Bên cạnh đó, giống nhãn này không bị chổi rồng. Ra hoa thì đậu trái, chiếm trên 90% hạt lép, vỏ dày”.
Nhãn Thanh Sơn có nguồn gốc từ nhãn long đột biến.
Ông chia sẻ: Nếu chuyên canh, bà con cắt tỉa bón phân hợp lý, phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng thì trái sẽ tăng trọng lượng. So với các giống nhãn mới bây giờ thì trọng lượng của giống nhãn này đạt khoảng 90 trái/kg, không thua kém là mấy.
Nhận xét về giống nhãn này, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết: “Nhãn này là cây bản địa, nhãn tiêu trắng nhưng đột biến, tỷ lệ hạt tiêu rất cao. Nhãn tiêu thì hạt không có mầm. Điều kiện ra hoa tương đối dễ. Người tiêu dùng rất thích do trái ngọt và thơm. Chất lượng hơn hẳn nhãn Idor của Thái Lan, nhãn xuồng, nhãn da bò. Chủ vườn đã hái một chùm, sau một tuần trái vẫn chưa rụng, có khả năng đóng thùng vận chuyển đi xa tốt. Ông Sơn đã đăng ký cây nhãn đầu dòng để bảo tồn”.
Related news
Hầu hết đất canh tác ở ĐBSCL đều thiếu canxi, nhất là vùng đất sét và phèn là vùng đất chua độ pH đất rất thấp, vì vậy cần bón vôi để nâng độ pH của đất lên
Nhãn sở dĩ thường gặp hiện tượng năm được năm mất mùa là bởi nhà vườn không biết cách chăm sóc phù hợp sau khi thu hoạch, nhất là sau một năm đặc biệt sai quả.
Nhãn, vải là một trong những cây trồng nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không