Cây húng chanh vừa ăn, làm thuốc lại khiến muỗi tránh xa nhà bạn
Kỹ thuật trồng cây húng chanh tại nhà không chỉ làm cây gia vị chế biến món ăn mà còn có nhiều tác dụng không ngờ.
Cây húng chanh có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả, kỹ thuật trồng cây lại đơn giản. Ảnh minh họa
Húng chanh là loại cây thân thảo, cao khoảng 20 - 50 cm, lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như chanh nên được gọi là húng chanh. Ngoài được làm gia vị thì húng chanh còn có tác dụng chữa bệnh giải cảm, sát khuẩn, khử độc. Bên cạnh đó, mùi thơm dịu nhẹ của húng chanh còn có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả. Kỹ thuật trồng cây húng chanh rất đơn giản và không yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ.
Thời vụ trồng cây húng chanh
Thời vụ thích hợp để gieo hạt hay trồng cây húng chanh vào vụ Xuân. Sau tiết lập Xuân tiến hành gieo hạt để có cây con trồng tháng 3 đầu tháng 4 rau húng sẽ phát triển mạnh trong vụ Hè và vụ Thu.
Đất trồng và chọn giống cây húng chanh
Yêu cầu đất trồng húng chanh phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Khi chọn giống cần chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to tròn, lá xanh tươi để làm giống. Chọn những cành có chiều dài từ 20 - 25cm để trồng.
Kỹ thuật trồng cây húng chanh
Kỹ thuật trồng cây húng chanh có thể bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Nếu áp dụng gieo hạt cần xử lý bằng cách ngâm nước 2 sôi – 3 lạnh sau đó có thể đem gieo trực tiếp trên đất. Khi gieo, hạt giống được trộn đều với đất bột.
Có thể gieo vãi, gieo hàng hoặc gieo hốc. Gieo xong, phủ một lớp rơm rạ mỏng để khi tưới đỡ bị nén đất và giữ được độ ẩm đất cho hạt mau nứt nang, mọc mầm. Khi hạt đã mọc mầm cần nhẹ nhàng lấy hết rơm rạ ra. Các mẹ ở thành phố ko có rơm rạ có thể dùng đất xơ dừa. Chú ý tưới nước hàng ngày, nên dùng bình phun dạng bình xịt. Trước khi ra ngôi, cần che đậy khi nắng to hoặc mưa to.
Đối với giâm cành tiến hành bằng cách ngắt cành có chiều dài 20 – 25 cm, sau đó lấp đất khoảng 1/2 – 2/3 chiều dài của cành, nén đất, lưu ý uốn cong phần giâm dưới đất để tăng diện tích tiếp xúc với đất, cây mau ra rễ rồi lấp đất lại.
Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây húng chanh cũng không mất quá nhiều thời gian.
Chăm sóc cây húng chanh
Húng chanh là cây ưu ánh sáng nên cần đặt chậu trồng ở những nơi có nhiều ánh nắng. Vào mùa khô, thường xuyên tới tưới giữ ẩm cho cây. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây chết vì úng. Sau khi trồng húng chanh được khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Ngoài việc bón phân, bạn cũng phải chú ý tới việc làm cỏ cho cây.
Thu hoạch cây húng chanh
Trồng húng chanh chỉ khoảng hơn 1 tháng là đã có thể cho thu hoạch. Nếu cần ít thì tỉa cành già để lại cành non, nếu cần nhiều thì cắt cá cây, chỉ chừa gốc dài khoảng 5cm để cây có thể tái sinh. Sau khi thu hoạch, nếu muốn cây tiếp tục phát triển tốt cần tưới nước, bón phân chu đáo để cây có thể phục hồi nhanh.
Bài thuốc đơn giản từ cây húng chanh
Lấy lá húng chanh (15 gam), lá bạc hà (5 gam), lá tía tô (8 gam), gùng tươi (3 lát) sắc cho bệnh nhân uống để chữa cảm lạnh, sốt. Cũng để chữa bệnh này, người ta còn dùng kốt hợp lá húng chanh (15 gam), lá húng quế (20 gam), lá chanh (8 gam), gừng tươi (3 lát). Các thứ này sắc với nước rồi cho uống trong một ngày.
Related news
Rau húng quế rất thơm và thường được sử dụng như là một gia vị. Ngoài ra húng quế còn được dùng để trị một số bệnh thường gặp. Với kỹ thuật trồng rau húng quế của Vndoc dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được quy trình trồng cũng như chăm sóc húng quế có hiệu quả nhất.
Ngoài việc làm rau gia vị, húng chanh còn được sử dụng như một vị thuốc thu hái quanh năm, đặc biệt là chữa ho cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.
Thực tế, kỹ thuật trồng cây húng quế không mất quá nhiều thời gian trồng và chăm sóc bởi đây là giống cây thích hợp ở nhiều điều kiện khác nhau.