Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ca Cao Nhiễm Bệnh Ở Đồng Nai

Cây Ca Cao Nhiễm Bệnh Ở Đồng Nai
Publish date: Monday. October 8th, 2012

Những năm gần đây, trồng ca cao là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Chỉ riêng tại Hưng Lộc, xã có diện tích trồng ca cao nhiều nhất huyện, đã có trên 80 hécta. 
Cây ca cao dễ trồng, không tốn nhiều diện tích đất vì có thể trồng xen dưới tán cây điều và một số cây lâu năm khác, trong khi giá bán những năm qua đều khá cao và ổn định. Thế nhưng, năm nay khi mùa thu hoạch gần kề, người trồng ca cao lại đang điêu đứng vì cây nhiễm nấm bệnh làm hư trái, gây thiệt hại từ 30 - 70% sản lượng.

Theo các nhà vườn, những năm trước cây ca cao cũng bị nhiễm nấm và một số loại bệnh khác nhưng phun xịt thuốc phù hợp là cây nhanh chóng phục hồi và cho năng suất ổn định. Chỉ riêng năm nay, khi cây ra trái một thời gian ngắn thì xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên trái, sau đó lan ra toàn trái và bị thối rụng. Tình trạng này diễn ra tại nhiều vườn và lây lan nhanh làm nhiều nhà nông điêu đứng vì đứng trước nguy cơ thua lỗ. Điển hình như vườn ca cao 1 hécta được 4 năm tuổi của gia đình ông Lê Văn Sách ở ấp Hưng Nghĩa, xã Hưng Lộc.

Năm ngoái trên diện tích này, ông thu về khoảng 2 tấn trái, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông lời gần 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả khá cao, vụ này ông đầu tư gần 10 triệu đồng mua phân bón để chăm sóc, ban đầu vườn ca cao ra hoa đậu trái rất đều nhưng khi trái đang phát triển tốt thì nấm xuất hiện và lây lan nhanh làm năng suất cây giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Ông Sách cho biết: “Ca cao năm nay gặp mưa nhiều lúc ra hoa, bị bệnh nấm gây thối trái nhiều làm nông dân chúng tôi thua lỗ. Năm ngoái tôi thu được 2 tấn trái thì năm nay dự tính chỉ khoảng 1,2 - 1,3 tấn, thất thu khoảng 700 kg“. 
Đến nay, Hưng Lộc đã có gần 50% diện tích trồng ca cao bị nhiễm nấm bệnh khiến nhiều nhà vườn bị thiệt hại. Cá biệt, có hộ bị thiệt hại nặng, năng suất giảm đến 70% như hộ ông Phạm Văn Đồng. “Mọi năm ca cao bị nhiễm nấm không nhiều, riêng năm nay nấm phát triển và khó diệt trừ. Tôi tính thực tế theo trái phải mất 70% là bị nấm khô, nhiều cây khô chỉ còn 3 - 4 trái. Loại nấm này tôi cũng chưa biết nó là nấm gì?” - ông Đồng ngao ngán nói. Ông còn cho biết thêm, năm ngoái 400 cây ca cao trong vườn ông thu hoạch được 1,5 tấn nhưng năm nay chắc chắn là dưới 1 tấn. 
Trước tình hình trên, ông Lê Minh Tôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca cao xã Hưng Lộc, cho biết câu lạc bộ đã vào cuộc và tìm ra nguyên nhân nấm gây bệnh trên cây là do nấm phi-tốp (phytophthora): “Câu lạc bộ chúng tôi đã khuyến cáo toàn bộ hội viên sử dụng phân chuồng trộn với tri-cô-péc-ma (trichoderma) để đối kháng với nấm phi tốp, sau khi phát hiện những trái do nấm phi-tốp gây ra thì phải hái thu gom lại, đồng thời đào hố chôn và rắc vôi bột để tiêu hủy các mầm bệnh không cho lây lan”.


Related news

Phá giá đồng Nhân dân tệ gạo xuất khẩu bị ép giá Phá giá đồng Nhân dân tệ gạo xuất khẩu bị ép giá

Sau khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá, nhiều lĩnh vực xuất khẩu (XK) chịu tác động, trong đó mặt hàng gạo xuất khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn từ việc ép giá, phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường khác.

Friday. August 28th, 2015
Xuất khẩu nông sản chủ lực tiếp tục sụt giảm mạnh Xuất khẩu nông sản chủ lực tiếp tục sụt giảm mạnh

8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Friday. August 28th, 2015
 Thị trường phân bón ổn định Thị trường phân bón ổn định

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Friday. August 28th, 2015
Ra mắt Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng Ra mắt Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng

Ngày 26-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.

Saturday. August 29th, 2015
Hơn 13.700ha tôm nuôi bị thiệt hại Hơn 13.700ha tôm nuôi bị thiệt hại

Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại 13.732ha. Trong đó, tôm nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70% trên 10.660ha, thiệt hại trên 70% là trên 3.000ha.

Saturday. August 29th, 2015