Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Cắt Mỏ Cho Gà Khi Nuôi Tập Trung

Cắt Mỏ Cho Gà Khi Nuôi Tập Trung
Publish date: Saturday. July 27th, 2013

Nuôi gà tập trung thành đàn lớn, nhất là nuôi chuồng lồng thì hiện tượng gà mổ cắn ăn lông, ăn thịt lẫn nhau thường xảy ra trong điều kiện chuồng nuôi có nhiệt độ cao, ánh sáng gay gắt làm sinh lý gà bị rối loạn; mật độ nuôi quá chật; gà đói ăn…

Biện pháp cắt mỏ gà được nhiều trại chăn nuôi gà tập trung áp dụng cho kết quả rất tốt: Tránh được hiện tượng cắn mổ, ăn lông, ăn thịt lẫn nhau; giảm tỷ lệ hao hụt thức ăn do rơi vãi khi gà mổ thức ăn đến 4-5%; gà lớn nhanh, khoẻ mạnh. Kỹ thuật cắt mỏ gà phải đảm bảo cho mỏ chậm mọc lại, cắt đúng chỗ, không ảnh hưởng đến ăn uống, đến năng suất. Kỹ thuật cắt mỏ được tiến hành như sau:

- Dụng cụ cắt mỏ: Có thể cắt thủ công bằng cách dùng dao sắc, kê mỏ gà lên tấm ván rồi cắt. Các trang trại chăn nuôi lớn nên trang bị bằng máy cắt mỏ bằng điện vừa cắt, vừa đốt cho nóng (dao đốt trên bếp dầu, bếp than) để hàn mép sừng của mỏ cho máu không chảy, cắt lần lượt từng con, cắt bằng máy thì nhanh.

- Trước khi cắt mỏ nên cho gà nhịn đói 4 giờ, cho uống đủ nước pha Vitamin K để chống chảy máu.

- Với gà con cắt vào thời gian từ 7-10 ngày tuổi, cắt cả mỏ trên và mỏ dưới, đưa lưỡi dao cắt cùng một lúc, vết cắt cách lỗ mũi khoảng 2mm.

- Với gà hậu bị cắt lúc 7 -8 tuần tuổi hoặc 12-16 tuần tuổi. Cắt cả 2 mỏ, vết cắt vuông góc với trục mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới xa hơn mỏ trên 3mm, tạo cho mỏ dưới dài hơn mỏ trên. Cũng có thể xác định vị trí cắt mỏ trên là điểm giữa bờ lỗ mũi và chóp mỏ, còn mỏ dưới vẫn cắt dài hơn mỏ trên 3mm.

- Cắt mỏ xong, tiếp tục cho gà uống nước pha Vitamin K, có thêm 1g Tetracyline /lít trong 4-6 ngày. Cho gà ăn theo chế độ tự do (gà hậu bị) trong 1 tuần, thức ăn đổ dày để mỏ gà không chạm vào đáy và thành máng, thức ăn bột còn dính vào mỏ làm giảm chảy máu. Theo dõi để xử lý kịp thời nếu gà bị chảy máu nhiều, tránh dồn bắt làm xáo động đàn trong vài tuần đầu sau c¾t má.


Related news

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh Ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét gà, xuất hiện trên khắp thế giới, thường xảy ra nhiều ở các nước Châu Á, đặc biệt là các nước trồng lúa nước. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm. Bệnh có thể xảy ra ở phạm vi rộng có tính chất vùng, nhưng tỉ lệ lây lan trong đàn chậm tùy thuộc vào ký chủ trung gian truyền bệnh. Tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15 - 20%, tỉ lệ tử vong rất cao tới 70% đối với gà nhỏ, 5 - 20% đối với gà trưởng thành, gà đẻ.

Tuesday. March 1st, 2016
Giúp gà đẻ phòng bệnh Giúp gà đẻ phòng bệnh

Giúp gà đẻ phòng bệnh

Tuesday. March 1st, 2016
Để gà đẻ trứng tốt trong mùa hè Để gà đẻ trứng tốt trong mùa hè

Mùa hè nóng bức, sức ăn của gà giảm, gà đẻ trứng sẽ ít. Để gà đẻ trứng nhiều, hộ chăn nuôi cần tạo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.

Tuesday. March 1st, 2016
Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả

Kinh nghiệm nuôi gà thịt hiệu quả

Friday. March 4th, 2016
Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà

Khẩu phần ăn cho gà cần bổ sung đầy đủ khoáng và vitamin vì chúng có vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc cơ thể, từ cấu trúc của xương đến việc tạo thành vỏ trứng (Ca, P) cho đến chất chống oxy hoá (vitamin E). Nếu thiếu dinh dưỡng một cách nghiêm trọng có thể gây ra những hội chứng đặc trưng ở gà là chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng trứng hoặc giảm tỉ lệ ấp nở.

Friday. March 4th, 2016