Canxi, nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng
Chất lượng vỏ trứng là mối quan tâm lớn đối với người chăn nuôi và ngành gia cầm. Chỉ một vết nứt trên vỏ của nó là đủ để hạ cấp một quả trứng. Vì vậy, độ cứng vỏ trứng là một điều kiện rất quan trọng để tiếp thị trứng như một sản phẩm hoàn chỉnh. Những biện pháp phòng ngừa nào có thể được thực hiện để giảm số trứng bị nứt vỡ? Làm thế nào để vỏ trứng dày và cứng hơn?
Số trứng bị hạ bậc chất lượng chiếm từ 3,5 đến 12% tổng số trứng được sản xuất. Tỷ lệ này tăng mạnh khi gà ở giai đoạn 60 đến 70 tuần đẻ và có thể đạt đến 20% vào cuối chu kỳ đẻ. Tuy nhiên, vỏ trứng thường có độ chắc chắn đáng kinh ngạc - trứng có lớp vỏ dày dưới 0,3 mm có thể chịu được trên 3 kg! Độ chắc chắn này là do cấu trúc của vỏ trứng và năng lượng từ sự kết hợp của các hợp chất trong vỏ mang lại, phốt pho và đặc biệt là canxi (hơn 90%). Vỏ được hình thành trong tử cung của gà mái do sự kết tủa của canxi cacbonat trên màng trứng. Để tạo vỏ trứng, gà mái chủ yếu sử dụng canxi có trong khẩu phần. Nếu khoáng chất này không có đủ, gà mái cần duy trì quá trình tạo vỏ bằng cách sử dụng canxi dự trữ trong xương của chúng.
Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vỏ trứng?
Ở gà mái già, lớp vỏ trứng yếu hơn. Trong khi kích cỡ trứng tăng lên theo tuổi đẻ, vỏ trứng của chúng có xu hướng mỏng đi và trở nên nhẹ hơn theo thời gian. Khẩu phần bổ sung canxi nên được cung cấp đủ lượng để gà không phải lấy quá nhiều canxi ra khỏi nguồn dự trữ trong xương. Làm thế nào có thể đạt được kết quả này? Cần cung cấp cho gà mái loại bột đá thô để nguồn canxi ăn vào sẽ ở lại trong mề lâu hơn. Như vậy gà mái có thể sử dụng nguồn canxi này liên tục trong ngày, không phải lấy canxi từ xương. Bố trí đàn hợp lý cũng như lập kế hoạch cho ăn đúng thời điểm cùng các chương trình chiếu sáng thích hợp cũng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng của vỏ trứng.
Theo sau hiện tượng vỏ trứng mỏng, mềm là gì?
Việc sử dụng quá mức nguồn canxi dự trữ trong xương sẽ làm suy yếu cả hệ xương của gà mái và độ dày của vỏ trứng. Ngoài việc trứng đẻ ra có lớp vỏ mỏng manh, gà mài còn dễ mắc nguy cơ gãy xương, loãng xương. Hậu quả là gà mái có thể ngừng đẻ trứng và thậm chí chết. Đối với đàn gà đẻ trứng giống, mục tiêu là trứng phải có lớp vỏ đủ dày, tốt còn nguyên vẹn. Thật vậy, một quả trứng đã được thụ tinh mà bị dập, vỡ sẽ không thể ấp nở thành gà con. Ở cấp độ người tiêu dùng, vết nứt vỡ, vết rạn nhỏ trên vỏ quả trứng có thể gây nhiễm trùng thực phẩm như salmonellosis. Đây có thể là mối đe dọa đến sự an toàn của người tiêu dùng.
Tăng từ từ lượng caxi ăn vào để có trứng vỏ cứng.
Để đạt mục tiêu sản xuất trứng có chất lượng vỏ tốt nên có bước chuẩn bị từ trước thời kỳ gà vào đẻ. Tỷ lệ canxi trong khẩu phần nên được tăng dần theo thời gian, theo một lịch trình rất chặt chẽ. Trong thời gian đẻ, một phần của lượng canxi trong khẩu phần nên được cung cấp ở dạng hạt thô. Như vậy các nguồn cung canxi sẽ có sẵn trong thời gian gà mái bắt đầu tạo vỏ trứng của chúng, kết quả là gà mái có đủ canxi không cần hoặc ít phải sử dụng đến nguồn canxi dự trữ, đảm bảo sức khỏe đàn gà đẻ, sản lượng và chất lượng trứng.
Related news
Thanh niên Trần Quốc Thắng được biết đến là người “tuổi trẻ tài cao” khi sở hữu vườn cam hàng trăm gốc, cho thu nhập nhiều trăm triệu đồng mỗi năm.
Một phần canxi vẫn còn chưa được tính đến trong hầu hết các loại thức ăn bởi vì rất khó để kiểm soát đầu vào của khoáng chất giá rẻ này.
Hầu như chúng ta đều biết về quá trình oxy hóa, nhưng chúng ta thường không nhận ra những triệu chứng, cũng như những ảnh hưởng của quá trình này đến năng suất