Cẩn Trọng Khi Chọn Giống Thanh Long Ruột Đỏ
Trà Vinh hiện có khoảng 63 ha trồng thanh long ruột đỏ, riêng xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có 25 ha. Đây là loại trái cây đang được người tiêu dùng ưa chuộng và đã được Hợp tác xã thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thanh long ruột đỏ được nhà vườn Trà Vinh chọn trồng là giống Long Định 1, có mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; trọng lượng trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/trái, bán tại vườn từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, giúp nhà vườn có thu nhập cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác.
Tuy nhiên gần đây, trên thị trường cây giống trôi nổi xuất hiện giống thanh long ruột đỏ lai tạp hay còn gọi giống thanh long H16. Năng suất, chất lượng của loại giống này kém xa thanh long ruột đỏ giống Long Định 1 và chỉ tiêu thụ thị trường nội địa với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Nhà vườn Trần Văn Ngọc, ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có hơn 350 trụ thanh long ruột đỏ cho biết: Nhiều nhà vườn cũng bị lẫn lộn thanh long giống H16 nên buộc phải phá bỏ diện tích đã trồng.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ, huyện Càng Long đề xuất: Để mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ đạt chuẩn xuất khẩu, chính quyền, ngành nông nghiệp địa phương cần hỗ trợ các nhà vườn cách chọn giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Hợp tác xã sẵn sàng tư vấn, chọn lọc cung cấp thanh ruột đỏ giống Long Định 1 đạt chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc… Các nhà vườn không nên ham rẻ mua giống trôi nổi trên thị trường.
Related news
Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.
Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.
Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.
Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.