Cần nhân rộng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo cho nông dân

Dự án đầu tư chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ lúa của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang được triển khai liên kết trên quy mô diện tích sản xuất giai đoạn 1 là 500 ha, và mở rộng giai đoạn 2 là 1.200 ha, dự án triển khai liên kết tại Hợp tác xã Tân Phú A1, ấp Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, tổng nguồn vốn đầu tư được vay để thực hiện Dự án là trên 19,08 tỷ đồng, do ngân hàng thương mại trên địa bàn cho vay thực hiện.
Phương thức thực hiện dự án, do đặc thù của Hợp tác xã Tân Phú A1 đã liên kết và xây dựngđược tổ cung ứng giống đạt chất lượng được xác nhận và liên kết với đơn vị cungứng phân bón theo đúng chủng loại và có sự hướng dẫn và kiểm soát của cán bộ kỹthuật nông nghiệp cấp xã.
Do đó, doanh nghiệp đã ký hợp đồng thống nhất với dân và HTX để thực hiện khâu cung ứng giống và vật tư nông nghiệp. Để thực hiện phương thức nầy, doanh nghiệp tạm ứng tiền cho HTX với mức là 10 triệuđồng/ha/hộ dân tham gia dự án để triển khai khâu giống và phân bón phục vụ sản xuất, đồng thời doanh nghiệp thực hiện thu mua bao tiêu sản phẩm theo giá thịtrường tại thời điểm thu mua.
Ngay sau khi dự án chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ lúa được phê duyệt, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú đã tiến hành làm việc với chính quyền địa phương, Hợp tác xã và bà con nông dân và một số đơn vị tham gia để thảo luận thống nhất phương thức triển khai dựán và các điều khoản trong hợp đồng liên kết.
Dự án được triển khai trong vụ Thu đông 2014, trên quy mô diện tích là 500 ha, qua tổng hợp chi phí sản xuất của nông dân tham gia trong mô hình chuỗi liên kết, thu nhập của nông dân tăng cao hơn trên 5,53 triệu đồng/ha, so với nông dân không tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa.
Cụ thể hoạch toán chi phí nông dân thực hiện trong mô hình là tiền đầu tư cho sản xuất là 20 triệu đồng/ha, sản lượng đạt 6.345 kg lúa/ha, đơn giá bán được là 5.350 đồng/kg, nông dân tổng thu được gần 34 triệu đồng/ha. Kết quả phản ảnh rõ ở chi phí sản xuất của nông dân ngoài dự án thực hiện là chi phí đầu tư 22 triệu đồng, sản lượng đạt 5.849 kg lúa/ha, và giá bán được là 5.200 đồng/kg, tổng thu được trên 30,414 triệu đồng/ha.
Dự án chuỗi liên kết được sự đồng thuận của người dân sản xuất do giúp giảm gánh nặng về chi phí đầu tư và sản phẩm sau thu hoạch được bao tiêu với giá cả hợp lý, giúp nông dân cải thiệnđời sống, yên tâm mở rộng diện tích canh tác, sản xuất.
Theo Sở Công thương tỉnh An Giang chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ lúa gạo đã thực hiện mối liên kết xuất phát từ thực tiễn sản xuất đặt ra và phát huy tốt vai trò HTX, củng cố mối liên kết giữa nông dân – HTX và giữa HTX với doanh nghiệp, trong đó thực hiện việcđưa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm tăng năng suất và nâng cao giá trị sản phẩm.
Tuy nhiện, trong quá trình thực hiện liên kết, cần thiết phải xác lập được giá thị trường tại thời điểm, và có đơn vị có lien quan công bố giá thị trường tại thời điểm để người nông dân và doanh nghiệp làm tham chiếu trong việc thống nhất giá mua- giá bán.
Đồng thời, khắc phục được tình trạng thương lái không tham gia đầu tư, nhưng vẫn nhảy vào tranh mua- bán, gây khó khăn trong việc thực hiện khâu cuối của quá trình liên kết, người nông dân không bán sản phẩm thu được cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp không thu muađược sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết nên phải chịu thiệt hại.
Related news

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 9/2012, Nhật Bản áp dụng lại việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin (chất bảo quản thức ăn thuỷ sản) và Trifluralin đối với 100% lô tôm Việt Nam nhập khẩu.

Cây chè được xác định là cây mũi nhọn, nhưng trong nhiều thập niên qua vẫn chưa thực sự giúp người làm chè ở Hà Thượng giàu lên. Hơn thế, sản phẩm chè chưa an toàn khiến người thưởng trà không mặn mà, thậm chí không biết đến chè Hà Thượng. Với tâm huyết và trách nhiệm, những cán bộ của NuiPhao Mining đã góp phần đưa chè Hà Thượng từng bước có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.