Cần giải pháp để phát triển rau an toàn
Từ hiệu quả hoạt động của mô hình trồng rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), hàng năm, Hội Nông dân TP. Long Xuyên phối hợp ngành chức năng tổ chức nhiều lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn cho nông dân, tạo điều kiện cho bà con tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng rau an toàn trong và ngoài tỉnh.
Từ đó, góp phần tăng vòng quay của đất lên 7 - 8 vụ/năm, lợi nhuận tăng cao hơn trước nhiều lần khi còn độc canh cây lúa, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng cao. Theo Chủ tịch Hội Nông dân TP. Long Xuyên Lương Sơn Thủy, mô hình trồng rau an toàn xuất phát trước tiên ở phường Mỹ Thạnh, tuy nhiên, vì xã Mỹ Hòa Hưng là xã điểm nông thôn mới nên được ưu tiên đầu tư nhiều hơn.
Có thể nói, vì hiện nay chưa có thị trường tiêu thụ ổn định nên giá cả rau an toàn còn bấp bênh, bà con chưa thật sự mặn mà và hoạt động của những tổ hợp tác sản xuất rau an toàn chưa thật sự mạnh. Sắp tới, hội cố gắng tìm thêm nhiều thị trường tiêu thụ để đảm bảo đầu ra sản phẩm, giúp thành viên của các tổ an tâm sản xuất rau an toàn, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của mình.
Trồng rau an toàn ở phường Mỹ Thạnh
Gần 20 năm canh tác rau màu, với diện tích khoảng 3.000m2, ông Mai Thành Phước (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) chủ yếu trồng các loại: Rau thơm, dưa leo, cà chua, khổ qua… Mỗi ngày, ông Phước giao khoảng 300kg rau quả các loại về đầu mối tại chợ Long Xuyên.
Trước đây, nông dân vẫn trồng rau màu theo kiểu truyền thống, phun phân thuốc trừ sâu chưa theo liều lượng nhất định. “Trồng rau theo kiểu truyền thống vừa ít lợi nhuận, vừa không được thị trường ưa chuộng nên tôi và nhiều hộ nông dân ở đây chuyển hẳn sang mô hình trồng rau an toàn. So với lúa thì trồng rau màu cực hơn, nhưng đầu tư ít vốn mà lợi nhuận cao và gần như có thu nhập hàng ngày”- ông Phước giải thích.
Hiện nay, ông Phước được đầu tư thêm nhà lưới 500m2 để trồng các loại rau, như: Xà lách, cải xanh, cần ô… “Những loại rau này trồng trong nhà lưới vào những tháng mưa sẽ tránh được dập lá, đổ ngã, nhờ vậy rau sẽ bán được giá cao hơn”- ông Phước chia sẻ. Rau thơm, rau muống… là các loại dễ trồng.
Từ lúc gieo hạt, rau muống đến khoảng 18 ngày đã có thể thu hoạch, chi phí phân, thuốc cũng rất nhẹ, chỉ cực nhất lúc thu hoạch phải tốn nhiều nhân công nhổ, sắp xếp, rửa và bó lại trước khi đem giao cho đầu mối tiêu thụ. Thời điểm trời mưa, loại rau này hay bị đổ ngã, thu hoạch gặp khó khăn… nên nếu trồng trong nhà lưới thì chi phí nhân công thu hoạch sẽ giảm hơn rất nhiều.
Tuy không trồng trong nhà lưới, nhưng việc phun xịt thuốc trừ sâu đều theo quy định.
“Tới thời gian thu hoạch, phải cách ly phân, thuốc khoảng mười ngày, nửa tháng. Chỉ khi phát hiện sâu bệnh, mới tiến hành phun xịt những loại thuốc nằm trong danh mục cho phép lưu hành trên các loại rau màu. Còn nếu không bị sâu bệnh tấn công thì không cần phun xịt, nên giảm được chi phí sản xuất, lợi nhuận cao hơn”- ông Phước phân tích.
Nhận thức được việc trồng rau trong nhà lưới sẽ tránh được nhiều loại côn trùng gây bệnh, nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá cao nên nông dân còn ngán ngại. Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thạnh Nguyễn Hồng Lạc cho biết, hiện Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn có 22 thành viên, với diện tích sản xuất khoảng 3,5 héc-ta, gồm các loại rau ăn lá, ăn quả.
Trước đây, Hội Nông dân phường thường xuyên mở các lớp tập huấn trồng rau an toàn để cung cấp kiến thức cho bà con. Qua đó, nông dân nhận rõ lợi ích của việc hạn chế lượng phân thuốc phun xịt trong quá trình chăm sóc, ý thức hơn về việc sản xuất của mình, cho ra những sản phẩm rau an toàn đến tay người tiêu dùng.
Related news
Việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành công văn số 803/UBND-NN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc chấp thuận chủ trương phân bổ hơn 01 tỷ đồng để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua dự phòng 30 tấn chlorine để phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng qua, kiểm tra lấy mẫu 832 mẫu thủy sản nuôi, chỉ phát hiện 4 mẫu thủy sản có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép tại khu vực Nam bộ, giảm so với năm 2013.
Trước đây cả gia đình anh Trần Văn Thắng ở khu trang trại Đầm Cói, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên) chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, thời tiết thuận lợi được mùa thì cũng chỉ đủ ăn. Nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng thì quanh năm chỉ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời không biết đến khi nào mới thoát nghèo.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.