Cần 20.000 tỷ đồng khắc phục thiệt hại
Theo số liệu tổng hợp ban đầu từ các địa phương, nhu cầu đề xuất hỗ trợ trước mắt của các địa phương là khoảng 4.020 tỷ đồng, hỗ trợ lâu dài là 15.198 tỷ đồng và hỗ trợ thêm khoảng 12.064 tấn gạo.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng đề xuất hỗ trợ thêm 12.060 viên khử khuẩn Aquatabs, 2.024 thiết bị lọc nước, 15.692 thiết bị và 6.800 can chứa nước, 15,033 tấn chất khử trùng.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phát động phong trào “Chung tay góp sức cùng đồng bào miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn”. Chương trình sẽ cứu trợ khẩn cấp nước uống, can nhựa đựng nước và viên khử khuẩn Aquatabs cho 11 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai bàn giải pháp ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long hôm 15.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh rằng, các đơn vị cần quyết liệt chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực ứng phó hạn hán và mặn xâm nhập. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trước mắt các đơn vị cần tập trung chủ yếu đảm bảo lương thực và nước sinh hoạt cho nhân dân, không để nhân dân thiếu đói và nước sinh hoạt hoặc phải mua nước với giá cao.
Bộ trưởng cũng yêu cầu, các địa phương, các cơ quan liên quan rà soát, kiểm kê nguồn nước và dự báo sát tình hình thời tiết, thông tin đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động đối phó với khả năng hạn hán kéo dài và mở rộng.
“Các địa phương tiến hành điều chỉnh cơ cấu mùa vụ tại các nơi không đảm bảo nguồn nước, không để người dân sản xuất tại những nơi thiếu nước và có nguy cơ thiệt hại kép” - Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị. Theo báo cáo của các địa phương vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, ước tính tổng thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn tính đến ngày 13.4 đã lên đến khoảng 5.161 tỷ đồng. Những địa phương thiệt hại nhiều nhất là Kiên Giang khoảng gần 1.500 tỷ đồng, Đăk Lăk khoảng 1.110 tỷ đồng…
Related news
“UBND xã, huyện không thể kiểm soát được việc người dân có trồng rau đem bán ra thị trường có an toàn hay không. Để bà con trồng rau an toàn và bán cho người tiêu dùng, chúng tôi chỉ còn cách tuyên truyền...", ông Nguyễn Tôn Tính khẳng định.
Ido là giống nhãn có giá trị kinh tế nhưng chi phí sản xuất cao gấp đôi nhãn da bò. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều nhà vườn tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã có điều kiện chuyển từ giống nhãn da bò sang trồng giống nhãn Ido...
Không chỉ được biết đến là chủ nhân vựa lúa lớn nhất cả nước, những năm gần đây nhiều tỷ phú ở miền Tây còn được người dân cả nước biết đến nhờ thành công từ sản xuất các loại trái cây như cam, xoài, chôm chôm, chanh, bưởi...