Cam Sành Lãi Trên 1 Tỷ/ha

Anh Phạm Hoàng Lộc trồng 1 ha cam sành cho biết, vườn cam mới thu hoạch được 10 tấn, giá bán 29.000 đồng/kg, thu 290 triệu đồng.
Anh Phạm Hoàng Lộc, ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu (Châu Thành, Hậu Giang) trồng 1 ha cam sành cho biết, vườn cam mới thu hoạch được 10 tấn, giá bán 29.000 đồng/kg, thu 290 triệu đồng. Trước đó 2 tháng, thu hoạch cam đợt đầu bán với giá 20.000 – 22.000 đồng, thu 470 triệu đồng và sẽ thu hoạch thêm 3 đợt trái nữa, trừ chi phí lãi trên 1 tỷ đồng, anh Lộc phấn khởi.
Còn bà Nguyễn Thị Thu Hồng, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành (Ngã Bảy – Hậu Giang) trồng 0,5 ha cam sành cho biết, cam sành từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 2 năm, mỗi tháng thu hoạch trái một lần, giá bán hiện tại từ 25.000 – 27.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 300 triệu đồng/0,5 ha.
Giá cam tăng do diện tích trồng cam bị bệnh vàng lá gân xanh nhiều dẫn đến nguồn cung ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Hiện nay, mua cam phải cạnh tranh, đặt cọc trước với nhà vườn nếu không sẽ không có hàng cung cấp cho đơn hàng ở thành phố, thương lái TX Ngã Bảy cho biết.
Related news

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.