Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Cách xử lý trường hợp lộn tử cung ở bò sữa

Cách xử lý trường hợp lộn tử cung ở bò sữa
Author: NCN
Publish date: Wednesday. February 17th, 2016

Khi gặp trường hợp lộn tử cung thì phải xử lý càng sớm càng tốt.

Càng để lâu hiệu quả điều trị càng thấp do tử cung bị khô, xung huyết, tổn thương và dễ nhiễm trùng, thậm chí sau đó có thể phải cắt bỏ tử cung  hoặc gia súc bị chết.

Các bước xử lý như sau:

- Cho bò đứng vào gióng đỡ (nếu có), phần mông cao hơn phần đầu.

Khi không thể cho bò đứng dậy được cũng có thể xử lý ở vị trí nằm nhưng khó khăn và rất vả hơn.

- Rửa sạch toàn bộ phần tử cung lộn ra ngoài, bóc nhau.

Nếu bò ở vị trí nằm thì phải lót tấm nilông bên dưới trước khi rửa.

Rửa lại bằng dung dịch sát trùng nhẹ hoặc dung dịch có tính chất làm săn da (có thể dùng dung dịch phèn chua 2%, dung dịch novocain 3%).

- Một người giúp nâng đỡ tử cung lên ngang âm hộ, người kia dùng hai tay ấn từng phần tử cung vào bên trong cho đến khi toàn bộ tử cung được nhét vào hết.

Lưu ý là tay phải được sát trùng sạch sẽ, móng tay cắt ngắn và thao tác phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.

- Kiểm tra lần cuối xem tử cung có bị xoắn không.

Bơm thụt bàng dung dịch thuốc sát trùng và đặt kháng sinh phổ rộng vào tử cung.

Nếu thấy có hiện tượng xuất huyết thì tiêm thuốc cầm máu.

Nếu bò có các triệu chứng toàn thân như sốt, kém ăn, ủ rũ...

thì điều trị toàn thân bằng kháng sinh và các loại thuốc trợ sức.

Trường hợp bò rặn nhiều, nên: Dùng dung dịch novocain phong bế vùng khum đuôi.

Khâu mép âm hộ để cố định và tránh không cho tử cung bị đẩy trở lại ra ngoài.


Related news

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng

Trong điều kiện diện tích đất đai đang bị thu hẹp ảnh hưởng đến việc chăn thả ngoài đồng, nghề chăn nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt là nghề nuôi phù hợp với nhiều địa phương.

Wednesday. February 17th, 2016
Nguyên tắc sử dụng urê cho bò sữa Nguyên tắc sử dụng urê cho bò sữa

Theo TS. Phùng Quốc Quảng, trong dạ cỏ của bò sữa có các quần thể vi sinh vật có khả năng biên đổi phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên các chất đạm của cơ thể vi sinh vật nên chúng sử dụng được urê.

Wednesday. February 17th, 2016
Biện pháp phòng và xử lý sát nhau ở bò sữa Biện pháp phòng và xử lý sát nhau ở bò sữa

Sát nhau là hiện tượng nhau thai không thải ra ngoài trong vòng 6 giờ sau khi đẻ. Hiện tượng này hay gặp ở bò sữa và do các nguyên nhân: bò sữa ít được vận động nhất là vào 3 tháng chửa cuối khẩu phần thức ăn không thích hợp, nghèo chất khoáng, đặc biệt là can xi, bò bị đẻ khó hoặc xảy thai, bị viêm nội mạc tử cung...

Wednesday. February 17th, 2016