Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi trâu

Cách Xác Định Tuổi Của Trâu

Cách Xác Định Tuổi Của Trâu
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Tuổi của trâu là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quan trọng của một con trâu, tuy nhiên thật khó để xác định tuổi của chúng và nhiều người vẫn bị lầm lẫn. Căn cứ vào quy luật mọc răng, thay răng và mức độ mòn của răng (đối với răng cửa hàm dưới) người ta có thể biết được tuổi trâu. Cách xác định tuổi trâu như sau:

- ĐỐi với nghé (trâu con) khi thấy đã mọc đủ 8 răng sữa thì nó đã được 6-7 tháng tuổi.Với bê (bò con) là 1 tháng tuổi.

- Đối với trâu, khi thấy 2 răng sữa chính giữa (răng số 1) rụng là trâu được 20-22 tháng tuổi. Từ tuổi này, trâu bắt đầu thay từ răng sữa thành răng trưởng thành; có thể căn cứ vào đó để xác định thời gian.

- Nếu thấy 2 răng trưởng thành chính giữa (1) mọc bằng, đồng thời 2 răng sữa áp chính giữa (răng số 2) rụng, là trâu 2 năm tuổi.

- Khi 2 răng trưởng thành áp chính giữa (2) mọc bằng là trâu đã 3 tuổi.

- Nếu 2 răng sữa áp góc (răng số 3) rụng, trâu đã 3 tuổi rưỡi.

- Khi 2 răng trưởng thành áp góc (số 3) mọc bằng, trâu 4 tuổi.

- Khi 2 răng sữa ở góc (răng số 4) rụng, trâu đã được 4 tuổi rưỡi.

- Và nếu 2 răng trưởng thành ở góc (4) mọc là trâu 5 tuổi.

Đến đây, trâu đã thay xong toàn bộ 8 chiếc răng cửa hàm dưới, nên ta phải căn cứ vào tình trạng mòn của răng trưởng thành để đoán tuổi trâu như sau:

- Nếu 2 răng ở góc (4) bắt đầu mòn, các răng khác đã mòn thành hình vệt dài, trâu đã 6 tuổi.

- Khi 2 răng áp góc (3) mòn thành hình tròn và 2 răng chính giữa (1) mòn thành hình vuông là trâu 9 tuổi.

- Nếu 2 răng chính giữa (1) xuất hiện sỉ tinh tròn (dấu vết còn lại của tuỷ răng) là trâu 12 tuổi. Cuối cùng, khi thấy các răng ngắn, thưa dần và lung lay là trâu đã 13 tuổ, già yếu…


Related news

Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non Nuôi dưỡng và chăm sóc nghé non

Ở nghé sơ sinh, dạ dày cũng đủ 4 túi như trâu, nhưng dạ múi khế chiếm gần 50% thể tích và là nơi tiêu hoá chính của nghé. Sữa bú từ vú mẹ không đi vào dạ cỏ mà được chuyển trực tiếp xuống dạ múi khế thông qua rãnh thực quản. Trong bốn tuần đầu sau khi sinh, tiêu hoá của nghé gần giống như ở gia súc dạ dày đơn, sau đó dạ dày phát triển dần và tiêu hoá 4 túi được hình thành.

Monday. February 22nd, 2016
Trâu lai F1 Trâu lai F1

Trâu lai F1

Monday. February 22nd, 2016
Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò

Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng, cho trâu, bò ăn rất tốt.

Monday. February 22nd, 2016
Bệnh sán lá gan trâu, bò Bệnh sán lá gan trâu, bò

Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %.

Monday. February 22nd, 2016
Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu Cách ủ chua lá mía và lá sắn làm thức ăn cho trâu

Bằng phương pháp ủ lên men chua, người ta có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc trong đó có ngọn, lá mía và lá sắn cũng được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những mùa thiếu thức ăn xanh. Cách ủ ngọn, lá mía và lá sắn như sau:

Monday. February 22nd, 2016